Case Study là gì? Phương pháp nghiên cứu case study

Khi nghiên cứu về kinh doanh cũng như về marketing, chắc hẳn bạn đã từng nhiều lần bắt gặp thuật ngữ “case study”. Những ai không chuyên về kinh tế – marketing có thể sẽ gặp khó khăn trong việc tìm hiểu về khái niệm này cũng như tận dụng các case study một cách hiệu quả trong quá trình nghiên cứu của mình.

Bài viết này sẽ cung cấp đến quý độc giả về Case study là gì?phương pháp nghiên cứu case study giúp quý độc giả hiểu hơn về vấn đề này.

Case Study là gì? Phương pháp nghiên cứu Case Study

“Case Study” chắc hẳn các anh/chị đã được nghe nhiều khi còn đi học hay khi đã đi làm. Trong Marketing thì Case Study được sử dụng và có ý nghĩa như thế nào nhỉ ?

Trong ngành Marketing thì Case Study rất quan trọng, bởi nó giúp cho doanh nghiệp của bạn tăng thêm độ tin cậy cho các đối tác và khiến cho các khách hàng có thêm niềm tin và trở thành khách hàng trung thành. Mời anh/chị theo dõi bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn về Case Study, Case Study trong Marketing và các phương pháp nghiên cứu Case Study nhé.

1. Case Study là gì?

Case study là các “nghiên cứu điển hình”, hiểu một cách đơn giản, case study là những nghiên cứu về một dự án mẫu đã được thực hiện trong thực tế, hàm chứa nhiều nội dung cần mổ xẻ, phân tích và học hỏi kinh nghiệm.

Theo Robert Yin, một nghiên cứu tình huống là một cuộc điều tra thực nghiệm, điều tra về một hiện tượng theo chiều sâu và trong bối cảnh thực tế của nó, đặc biệt là khi ranh giới giữa hiện tượng và bối cảnh không rõ ràng.

Về mặt học thuật, khái niệm case study được nhắc đến nhiều trong các lĩnh vực như y khoa, tâm lý học, xã hội học, kinh doanh. Đây không chỉ là một công cụ được sử dụng trong các nghiên cứu, mà còn là cách gọi của một phương pháp nghiên cứu dựa trên phân tích các trường hợp điển hình.

>>Tham khảo thêm: Client là gì? Sự khác biệt giữa Client và Agency

2. Case Study trong Marketing

Trong kinh doanh, các case study là một nguồn tích lũy kinh nghiệm dồi dào. Tổng thể, một case study sẽ hàm chứa các nội dung về: bối cảnh, sự kiện, chính sách, quyết định của một doanh nghiệp trước một vấn đề xảy ra.

Không phải doanh nghiệp nào cũng sẽ rơi vào các trường hợp tương tự như case study, song để chuẩn bị các phương án cần thiết cũng như tránh khỏi các rủi ro không nên có, các nhà kinh doanh có xu hướng nghiên cứu case study để qua đó, rút ra các bài học và ứng dụng vào hoạt động của doanh nghiệp.

Marketing là một trong những lĩnh vực rất cần các case study bởi tầm quan trọng của lĩnh vực này đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tính chất sáng tạo không ngừng nghỉ của nó.

Các case study trong marketing thường phong phú ở nhiều ngành hàng khác nhau và có tính chất phức tạp, đòi hỏi nhà nghiên cứu phải có hiểu biết sâu rộng và phương pháp nghiên cứu case study phù hợp.

Các bài học từ case study sẽ là nguồn tư liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu kiểm chứng những lý thuyết và qua đó, phát triển các giải pháp marketing phù hợp, cũng như là nguồn kinh nghiệm cho các doanh nghiệp vận dụng vào quá trình kinh doanh của mình.

>>Tìm hiểu thêm: Top 6 bài viết quảng cáo sản phẩm hay từ các brand nổi tiếng

3. Phương pháp nghiên cứu Case Study

Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu case study được xây dựng, bên cạnh đó, nhà nghiên cứu cũng có thể phát triển các phương pháp nghiên cứu case study phù hợp.

Tuy nhiên, cho dù phát triển các phương pháp linh hoạt và tối ưu như thế nào đi nữa thì phương pháp nghiên cứu case study cơ bản không nằm ngoài các vấn đề sau:

3.1 Phải có hiểu biết tổng quan

Các hiểu biết của nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về case study của một doanh nghiệp cụ thể chủ yếu được xây dựng dựa trên các yếu tố về thị trường, bản thân doanh nghiệp, các yếu tố thúc đẩy để qua đó nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu thị trường một cách chặt chẽ. Trong đó:

– Thị trường: gồm các thông tin về ngành hàng, đối thủ, về người tiêu dùng.

– Bản thân doanh nghiệp: các thông tin về định hướng thương hiệu của doanh nghiệp, các hoạt động đã từng triển khai, sứ mệnh, ảnh hưởng…

– Các yếu tố thúc đẩy: như giá, các giá trị của sản phẩm, các nghiên cứu liên quan…

3.2 Lên kế hoạch và lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp

Mục đích của việc tiến hành nghiên cứu case study  là để “đọc vị” tình huống mà qua đó, ta có thể thu thập được những yếu tố hoặc thông tin ẩn sau đó về doanh nghiệp.

Việc lựa chọn một phương pháp nghiên cứu phù hợp dựa trên mục tiêu đã được xác định (như đánh giá những gì đã làm được, tích lũy kinh nghiệm hoặc điều tra thực tế) là chìa khóa để nghiên cứu thành công một case study.

3.3 Nghiên cứu về các case study có nội dung tương tự

Có thể sẽ có một vài case study có nội dung tương tự hoặc gần giống với case study mà bạn đang nghiên cứu. Việc kiểm tra cũng như xem cách nghiên cứu đối với case study đó là một cách để hiểu rõ hơn case study của mình, cũng như tránh lãng phí thời gian một cách không đáng có.

3.4. Chuẩn bị và thu thập dữ liệu

Trong các cuộc thi giải case study như Nielsen, Unilever,…thì các số liệu có thể được cho sẵn và nhiệm vụ của người giải là chỉ cần phân tích số liệu. Tuy nhiên, khi số liệu không được cho sẵn, nhà nghiên cứu cần triển khai quá trình thu thập dữ liệu.

Hoạt động thu thập dữ liệu cần được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng. Nhà nghiên cứu cần xác định nội dung dữ liệu cần thu thập, mục đích thu thập, đối tượng thu thập, phương thức thu thập một cách phù hợp để thu được các thông tin cần thiết và tiết kiệm thời gian một cách tối đa.

3.5 Phân tích dữ liệu

Không phải ai cũng có khả năng phân tích dữ liệu đã thu thập (hay còn gọi là “đọc số liệu). Trên thực tế, phân tích dữ liệu là một bước vô cùng quan trọng để chuyển đổi ý nghĩa của các dữ liệu khô khan (như số liệu, nhận định…) thành các vấn đề có liên quan tới doanh nghiệp trong case study và qua đó, đưa ra các nhận định mang tính chiến lược.

Đây là bước chuyển đổi vô cùng quan trọng để doanh nghiệp tiến đến gần hơn với việc xây dựng chiến lược kinh doanh cũng như đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình.

3.6 Thảo luận, đánh giá về kết quả phân tích

Đánh giá kết quả phân tích là buớc cuối cùng để tiến hành đưa ra kết quả cho một case study. Các kết quả của một case study thường xoay quanh những giải pháp giúp tháo gỡ rắc rối, hoặc rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp để ứng dụng vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong marketing, kết quả sẽ là một chiến lược marketing phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. Các giải pháp phải có tính ứng dụng và khả thi cao, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Trên đây là những thông tin về case study là gìphương pháp nghiên cứu case study. Nếu bạn muốn tìm hiểu về marketing nói chung cũng như về các case study, đừng ngần ngại mà hãy tìm cho mình một phương pháp nghiên cứu case study phù hợp.

>>Xem thêm: Ví dụ Về sự khác nhau giữa PR và Marketing | 5 Điểm Cơ bản

Nguồn tham khảo:

Robert K. Yin (2009), Case study Research: Research and Design.

Perry (1998), Processes of a case study methodology for postgraduate research in marketing