Khi triển khai một chiến dịch marketing, các doanh nghiệp thường có xu hướng băn khoăn về hiệu quả của chiến dịch. Các gợi ý nên lựa chọn “Client hay Agency” cho chiến dịch marketing sẽ càng làm doanh nghiệp trở nên rối rắm hơn nếu không phân biệt được hai loại hình này.
Bài viết này hướng đến cung cấp kiến thức cho độc giả về hai vấn đề: Client là gì? và Sự khác biệt giữa Client và Agency.
Nội dung bài viết
Client là gì? Sự khác biệt giữa Client và Agency
Anh/chị đang tìm kiếm cho mình một công việc trong ngành Marketing. Và vô tình nhìn thấy hai nơi làm việc lý tưởng được các bạn trẻ mong muốn được làm việc tại đó. Đó là Client và Agency. Vậy sự khác biệt giữa Client và Agency là gì? Đâu sẽ là con đường phù hợp với anh/chị đây.
Mỗi loại hình công ty sẽ có những đặc thù, tính chất và quy trình làm việc khác nhau. Nhưng cả Client và Agency là 2 loại hình sẽ cùng hỗ trợ, bổ sung cho nhau để đạt được mục đích đã đặt ra. Và để tìm hiểu kĩ hơn về 2 khái niệm Client và Agency thì Bá mời anh/chị cùng tham khảo thông tin dưới đây, hy vọng sẽ giúp ích được cho anh/chị trên đường tìm kiếm công việc trong ngành Marketing.
1. Client là gì?
Trong tiếng Anh, Client là khách hàng. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa client và customer (cũng là khách hàng) nằm ở: customer là người mua hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp, còn client là người sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp của một cá nhân hoặc công ty cung cấp.
Trong marketing, Client được hiểu là các công ty chi tiền quảng cáo (hay còn gọi là “advertiser”). Cụ thể, các doanh nghiệp muốn thực hiện marketing cho sản phẩm của mình (như Unilever, THP…), họ sẽ được xem là một Client .
>>Tham khảo thêm: Thương hiệu ngách là gì? Cách nhận biết một thị trường ngách?
2. Các đặc điểm của một Client
Trong Client, bộ phận marketing trực thuộc các doanh nghiệp (Client) này và doanh nghiệp chính là mối quan hệ người lao động – người sử dụng lao động. Họ sẽ chịu trách nhiệm cho 4P của sản phẩm: Product – Price – Place – Promotion.
Các hoạt động mà họ từng thực hiện có thể bao gồm:
- Brand Management (quản lý thương hiệu – chủ yếu thực hiện các hoạt động làm tăng cảm tình của người tiêu dùng với thương hiệu),
- Trade Marketing (Tiếp thị phân phối – tác động vào hành vi của người tiêu dùng tại điểm phân phối)
- Consumer Market Intelligence (Nghiên cứu người tiêu dùng – thu thập thông tin liên quan đến thị trường và người tiêu dùng)
Đội ngũ marketing của Client thường sẽ tham gia vào tất cả các quy trình của sản phẩm (trừ giai đoạn sản xuất), kể từ khi nghiên cứu & phát triển sản phẩm cho đến khi phân phối hàng tới tay người tiêu dùng. Khối lượng công việc phụ thuộc vào các hoạt động kinh doanh – sản xuất của Client và thường cố định. Các hoạt động marketing do đó sát với thực tế kinh doanh của doanh nghiệp.
>>Tìm hiểu thêm: Cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chất lượng
3. Sự khác biệt giữa Client và Agency
Nếu các Client là những doanh nghiệp sản xuất và có đội ngũ marketing cho mình, thì Agency sẽ là các công ty chuyên cung cấp dịch vụ marketing chuyên nghiệp.
Công việc chính của Agency là cung cấp các giải pháp tiếp thị cho các doanh nghiệp nhằm phân phối hàng đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả. Các doanh nghiệp sẽ gửi yêu cầu về chiến dịch truyền thông đến Agency, sau đó các Agency sẽ phân tích, đánh giá, đưa ra tư vấn phù hợp, triển khai và đánh giá các chiến dịch marketing.
Tuy từng lĩnh vực, Agency cũng có sự chuyên môn hóa rõ rệt. Có những Agency chuyên về digital marketing, tổ chức sự kiện, hoặc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người dùng.
Agency |
Client |
|
Chuyên môn |
Chuyên cung cấp dịch vụ marketing |
Chuyên về sản xuất/bán hàng |
Đội ngũ |
Cả công ty là bên cung cấp dịch vụ marketing cho đối tác (doanh nghiệp đặt hàng) |
Có bộ phận marketing riêng cho công ty |
Công việc |
Nhận việc theo brief |
Nhận việc theo chỉ đạo từ công ty |
Tính chất công việc |
Có sự đa dạng (từ nhiều vụ việc khác nhau) |
Tập trung vào hoạt động kinh doanh của công ty |
Quy trình Marketing | Chỉ tập trung vào giai đoạn Promotion (xúc tiến) | Quy trình 4P |
Khối lượng công việc | Phụ thuộc vào lượng brief nhận từ đối tác | Phụ thuộc vào công việc kinh doanh mà công ty yêu cầu |
4. Client hay Agency là tốt hơn?
Sẽ khó có câu trả lời cho câu hỏi “Client hay Agency tốt hơn”, bởi mặc dù cùng làm về lĩnh vực marketing, song mục đích của Client hay Agency hướng tới là khác nhau.
Không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực để tự xây dựng cho mình một đội ngũ marketing thường trực nội bộ, tuy nhiên, khi vấn đề bí mật kinh doanh trở thành vấn đề hệ trọng, doanh nghiệp cần cân nhắc nếu lựa chọn Agency để hợp tác.
Hiệu quả mang lại cũng khác nhau. Với mức độ chuyên môn hóa cao, không thể phủ nhận hiệu quả từ các hoạt động marketing của Agency là rất lớn.
Hầu hết các Client đều có một đội ngũ marketing rất chuyên nghiệp và thuần thục trong việc đánh giá, phân tích các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và triển khai một cách hợp lý
Chính vì vậy, doanh nghiệp nên thực sự cân nhắc về mục tiêu, tình hình, chiến lược kinh doanh của mình để triển khai chiến dịch marketing một cách phù hợp nhất.
Vừa rồi là một số chia sẻ của Bá về chủ đề “Client là gì?” và “Sự khác biệt giữa Client và Agency?”. Mong rằng, những thông tin trong bài viết sẽ giúp Anh/chị có một cái nhìn tổng quan và đầy đủ nhất giữa 2 thuật ngữ này. Từ đó, có những chiến lượng phù hợp cho hoạt động Marketing của mình.
>>Xem thêm: Digital marketing là làm gì? công việc cụ thể của digital marketer