Tháp nhu cầu Maslow và ví dụ thực tế dễ hiểu

Tháp nhu cầu Maslow là một trong những công trình có ý nghĩa to lớn đến các lĩnh vực kinh tế, marketing, nhân sự… Bài viết chủ đề tháp nhu cầu Maslow và ví dụ thực tế nhằm giúp Anh/Chị độc giả vừa tiếp cận kiến thức, vừa dễ hiểu thông qua những minh chứng mà chúng tôi sưu tầm.

1. Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow là một lý thuyết về động cơ trong tâm lý học bao gồm một mô hình có năm (05) cấp bậc dưới dạng kim tự tháp, nói về nhu cầu của con người. Trong đó, các nhu cầu ở vị trí thấp hơn trong kim tự tháp phải được thỏa mãn trước khi các cá nhân có thể đáp ứng các nhu cầu cao hơn.

Các nhu cầu xếp theo thứ tự từ dưới lên của hệ thống bao gồm:

  •  Nhu cầu về sinh lý
  •  Nhu cầu sự an toàn
  •  Nhu cầu về tình yêu và sự gắn bó
  •  Nhu cầu được tôn trọng
  •  Nhu cầu được hiện thực hóa lý tưởng bản thân

Trong số các nhu cầu trên thì 04 nhu cầu đầu tiên được gọi là các nhu cầu thiếu hụt. Nhu cầu thiếu hụt phát sinh do thiếu thốn và trở thành động lực thúc đẩy mọi người nếu không được đáp ứng. Chúng sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn khi không được đáp ứng càng lâu.

Khi nhu cầu thiếu hụt đã ít nhiều được thỏa mãn thì chúng sẽ biến mất và hướng tới việc đáp ứng nhóm nhu cầu tiếp theo mà chúng ta chưa đáp ứng được.

Nhu cầu tăng trưởng không bắt nguồn từ việc thiếu thốn mà phát sinh từ mong muốn phát triển. Một khi những nhu cầu tăng trưởng này đã được thỏa mãn một cách hợp lý, người ta có thể đạt đến mức cao nhất được gọi là nhu cầu hiện thực hóa lý tưởng bản thân.

Tuy nhiên, nhu cầu hiện thực hóa lý tưởng bản thân này thường bị gián đoạn do không phải lúc nào con người cũng đáp ứng được nhu cầu của cấp thấp hơn.

>>Tìm hiểu thêm: Ví dụ về 5 quan điểm quản trị marketing bạn cần biết

2. Các cấp độ trong tháp nhu cầu maslow

Theo Maslow thì trong tháp nhu cầu, các nhu cầu của con người được phân loại theo từng cấp bậc rõ ràng từ thấp đến cao của một kim tự tháp. (1) Nhu cầu sinh lý (2) Nhu cầu an toàn (3) Nhu cầu xã hội (4) Nhu cầu được tôn trọng (5) Nhu cầu thể hiện bản thân.

Vậy mời anh/chị cùng tìm hiểu chi tiết về 5 cấp độ trong tháp nhu cầu maslow để hiểu rõ hơn về nội dung của từng cấp bậc và vận dụng trong Marketing và định vị phân khúc khách hàng nhé.

2.1 Nhu cầu sinh lý

Đây là những yêu cầu sinh học đối với sự tồn tại của con người, ví dụ: không khí, thức ăn, thức uống, nơi ở, quần áo, hơi ấm, tình dục, giấc ngủ. Nếu những nhu cầu này không được thỏa mãn, cơ thể con người không thể hoạt động tối ưu. Maslow coi nhu cầu sinh lý là quan trọng nhất vì tất cả các nhu cầu khác đều trở thành thứ yếu cho đến khi những nhu cầu này được đáp ứng.

2.2 Nhu cầu an toàn

Đây là nhu cầu được bảo vệ bởi các yếu tố, an ninh, trật tự, luật pháp, ổn định, tự do khỏi sợ hãi.

2.3 Nhu cầu tình yêu và sự gắn bó

Sau khi các nhu cầu sinh lý và an toàn đã được đáp ứng, cấp độ thứ ba của con người là nhu cầu xã hội và liên quan đến cảm giác thuộc về. Nhu cầu về các mối quan hệ giữa các cá nhân thúc đẩy hành vi xây dựng tình bạn, sự thân thiết, tin tưởng và chấp nhận, nhận và cho đi tình cảm và tình yêu, liên kết, là một phần của một nhóm (gia đình, bạn bè, công việc).

2.4 Nhu cầu được tôn trọng

Bao gồm: (i) lòng tự trọng đối với bản thân (phẩm giá, thành tích, khả năng làm chủ, độc lập) và (ii) mong muốn danh tiếng hoặc sự tôn trọng từ người khác (ví dụ, địa vị, uy tín). Maslow chỉ ra rằng nhu cầu được tôn trọng hoặc danh tiếng là quan trọng nhất đối với trẻ em và thanh thiếu niên và đi trước lòng tự trọng hoặc phẩm giá thực sự.

>>Tham khảo thêm: Thương hiệu cá nhân là gì? cách xây dựng như thế nào?

2.5 Nhu cầu hiện thực hóa lý tưởng bản thân

Với nhu cầu này, con người có xu hướng nhận ra tiềm năng cá nhân, tự bồi đắp, tìm kiếm sự phát triển cá nhân và trải nghiệm đỉnh cao. Mong muốn “trở thành mọi thứ mà con người có thể trở thành”, theo Maslow.

3. Tháp nhu cầu Maslow và ví dụ thực tế dễ hiểu

Dưới đây là một số ví dụ về tháp nhu cầu Maslow trong marketing cũng như trong thực tế:

Tháp nhu cầu Maslow với những lý thuyết của nó có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: marketing, quản trị kinh doanh, nhân sự…

Mỗi lĩnh vực kinh doanh thuộc ít nhất một trong các cấp trên hệ thống phân cấp nhu cầu. Chính vì vậy hoạt động marketing của doanh nghiệp cần khai thác triệt để các ý nghĩa của nhu cầu đó và đưa ra các giải pháp ứng dụng cao.

VD: Các doanh nghiệp bán hàng thực phẩm sẽ là nhu cầu đầu tiên. Các cửa hàng làm đẹp là hướng đến nhu cầu được tôn trọng. Các trường Đại học, nơi các giáo sư làm việc, là nơi hướng đến nhu cầu hiện thực hóa lý tưởng bản thân.

Khi khai thác được tháp nhu cầu maslow trong marketing, ta có thể biết được người dùng muốn gì, các hành vi tiêu dùng và từ đó tập trung một cách có hiệu quả.

Một vài ví dụ thực tế của hoạt động marketing và tháp nhu cầu maslow

3.1 Ví dụ về tháp nhu cầu Maslow trong Marketing và định vị phân khúc khách hàng

Các nhu cầu khách hàng sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng, độ tuổi, giới tính và các yếu tố xoay quanh (thu nhập, địa vị…). Khi phân tích các yếu tố này, bạn có thể nắm được nhu cầu của họ và từ đó cho ra các hoạt động marketing phù hợp.

3.2 Nghiên cứu hành vi khách hàng

Các yếu tố tác động đến hành vi mua hàng sẽ là chìa khóa để xác định thông điệp truyền tải đến khách hàng và xây dựng chiến lược marketing mix phù hợp.

Chẳng hạn: nếu sản phẩm của bạn là các căn hộ chung cư giá rẻ, thì phân khúc khách hàng nên hướng tới là người đã có gia đình, thu nhập khoảng 20-30 triệu/tháng. Bởi khi có gia đình, nhu cầu của họ sẽ không chỉ là các nhu cầu sinh lý, mà còn có nhu cầu an toàn và nhu cầu tình cảm. Chính vì vậy, một căn hộ chung cư đáp ứng túi tiền sẽ là lựa chọn tốt nhất đối với nhu cầu sinh lý (ăn, mặc, ở…) và nhu cầu an toàn (chung cư có hệ thống an ninh tốt, đội ngũ bảo vệ, có sự riêng tư nhất định).

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi có được về Tháp nhu cầu maslow và ví dụ thực tế. Hi vọng rằng bài viết có thể cung cấp cho quý độc giả những hiểu biết cần thiết về sơ đồ Maslow này.

>>Xem thêm: Top 10 các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Nguồn tham khảo:

Abraham Maslow, Robert Frager, Motivation and personality, 1987.