Bài viết chia sẻ về khái niệm SEO, SEO là gì trong marketing và thông tin về những vai trò, lợi ích của SEO trong quá trình triển khai chiến dịch tiếp thị bền vững của doanh nghiệp.
Nội dung bài viết
1. SEO là gì trong Marketing?
Khái niệm SEO ngày nay đã trở nên quen thuộc với những nhà kinh doanh. Với những lợi ích về tối ưu website, tăng nhận diện thương hiệu, tăng cơ hội bán hàng, tối ưu chi phí,… vì thế khái niệm SEO là gì trong marketing trở nên quan trọng trong Marketing. Với những thắc mắc như: SEO là gì trong chiến lược Marketing?, SEO có quan trọng trong Marketing không ?
Nếu anh/chị là những cá nhân mới bắt đầu tham gia, tìm hiểu về SEO trong Marketing thì hãy cùng bá tìm hiểu những thông tin về SEO giới đây nhé. Hy vọng sẽ giải đáp được những thắc mắc cho anh/chị.
1.1. SEO là gì và SEO là gì trong marketing?
SEO là viết tắt của từ Search Engine Optimization nghĩa là Tối ưu công cụ tìm kiếm. Ví dụ anh chị lên Google gõ “Nguyễn Trung Bá” thì trang web của tôi sẽ hiện lên đầu tiên, để có được kết quả đó là do tôi đã làm các công việc tối ưu website của tôi theo tiêu chuẩn của công cụ tìm kiếm Google nên sẽ được xếp hạng từ khóa ở vị trí cao.
Sự khác nhau giữa SEO và quảng cáo: SEO tập trung tối ưu website thỏa mãn thuật toán của Google một cách tự nhiên không phải trả tiền để họ xếp hạng tìm kiếm còn quảng cáo sẽ dùng tiền để có được sự hiện diện và thứ hạng cao.
Hiện nay, công việc SEO thực hiện chủ yếu trên công cụ tìm kiếm Google, tuy nhiên ngoài Google còn rất nhiều nền tảng có chức năng tìm kiếm khác như YouTube, Facebook, Tiktok, Zalo… càng tối ưu kết quả trên càng nhiều công cụ tìm kiếm thì thu hút nhiều người dùng.
1.2. Vai trò của SEO trong Marketing
Như tôi đã chia sẻ ở trên, chúng ta có thể thấy được SEO nằm trong hệ thống các công việc liên quan đến hoạt động “Promotion” (Quảng cáo – xúc tiến – truyền thông) trong marketing trên môi trường internet.
Một số vai trò cụ thể của SEO đối với marketing như sau:
1.2.1. Tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng
Nếu làm SEO tốt thì thông qua các từ khóa mà khách hàng tìm kiếm, website của Anh/Chị sẽ xuất hiện ở vị trí thứ hạng cao và sẽ dễ dàng thu hút được nhiều lượng truy cập tự nhiên.
Càng đầu tư về SEO thì doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng càng nhiều. Nếu không làm SEO, doanh nghiệp sẽ phải rất phụ thuộc vào quảng cáo với mức ngân sách cao.
1.2.2. Tăng sự hiện diện thương hiệu
Ví dụ, tôi có làm dự án cho doanh nghiệp có thương hiệu là “Young Rice Drap”, tôi SEO từ khóa “Young Rice Drap” lên top 1 Google. Khi khách hàng biết đến thương hiệu của tôi họ cần tìm kiếm những thông tin về sản phẩm và thông tin để quyết định mua hàng thì họ chỉ cần gõ từ khóa sẽ xuất hiện đầy đủ thông tin họ cần.
Nếu không làm SEO, họ sẽ không tìm kiếm thấy thông tin và sẽ từ bỏ ý định mua hàng của doanh nghiệp để chuyển qua mua của đối thủ cạnh tranh, điều này lý giải SEO có vai trò rất quan trọng đối với phát triển thương hiệu trên internet.
1.2.3. Tạo lợi thế so với đối thủ cạnh tranh
Ngoài tăng mức độ nhận diện thương hiệu, SEO còn tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua sự hiện diện của các từ khóa về sản phẩm/dịch vụ. Từ khóa càng ở vị trí cao thì càng có lợi thế nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Google chỉ có 10 vị trí ở trang 1 là thu hút lượng truy cập cao, mà doanh nghiệp cùng lĩnh vực thì càng ngày càng nhiều. Vì thế hãy tận dụng làm càng sớm càng tốt để chiếm ưu thế so với đối thủ.
Xem thêm: Lớp Đào Tạo SEO online cơ bản cho người mới bắt đầu tại TPHCM
2. Tại sao công ty cần làm SEO?
Một công ty có cần làm SEO không?. Nếu làm SEO thì có những lợi ích gì và không làm thì có những khó khăn gì không? Bản chất kết quả của SEO là đẩy đường link website vào top cao kết quả tìm kiếm trên danh sách của Google. Nếu một công ty bỏ qua SEO thì phải trả tiền quảng cáo rất nhiều để có được vị trí top cao. Nhưng chạy quảng cáo có thể nhanh hơn nhưng đòi hỏi tốn nhiều chi phí và không được lâu dài. Vì thế SEO rất quan trọng trong mỗi công ty và trong các chiến lược Marketing.
Thông qua khoảng hơn 20 dự án tôi đã từng làm, tôi xin chia sẻ về những lý do tại sao doanh nghiệp cần phải làm SEO:
2.1. Tiết kiệm chi phí quảng cáo
Đối với quảng cáo, có tiền là có sự hiện diện còn hết tiền là sẽ bị gỡ xuống. Nhưng SEO thì lại khác, đối với từ khóa đã lên top Google thì sẽ ở yên đó rất lâu, doanh nghiệp không cần tốn chi phí duy trì liên tục như quảng cáo mà chỉ cần một tí chi phí cho đội ngũ nhân sự quản lý mà thôi.
Thông thường một dự án SEO có thể lên top hàng trăm, hàng ngàn từ khóa và thu hút vài chục ngàn traffic mỗi tháng, nếu quy ra chi phí Ads thì SEO giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoảng tiền rất lớn chi cho các hoạt động quảng cáo.
2.2. Tiếp cận khách hàng bền vững
Một chiến dịch SEO ngoài SEO những từ khóa thương hiệu, từ khóa sản phẩm/dịch vụ sẽ còn lên top rất nhiều từ khóa dạng chia sẻ thông tin và kiến thức cần biết, Những độc giả truy cập website thông qua những từ khóa này sẽ là nguồn khách hàng tiềm năng có cơ hội quay lại sử dụng cao.
Bởi vì không tốn chi phí thời gian thực như quảng cáo, nên lượng khách hàng mà SEO có được sẽ bền vững. Nói một cách dễ hiểu nó giống như việc chúng ta làm thương hiệu, khi khách hàng đã nhớ và tin tưởng thương hiệu thì khi có nhu cầu mua, họ sẽ tự động quay lại tin dùng.
2.3. Tăng sự tin cậy cho doanh nghiệp
Một dự án SEO cần mất nhiều người gian để có thể lên top (thông thương từ khoảng 6 tháng đến 1 năm), vì thế việc đầu tư kênh SEO thể hiện sự nghiêm túc và bài bản của doanh nghiệp.
Những thông tin mà doanh nghiệp muốn gửi đến khách hàng sẽ do phía doanh nghiệp hoàn toàn chủ động. Vì thế doanh nghiệp làm SEO sẽ chiếm được cảm tình của khách hàng và tăng sự tin cậy đối với khách hàng.
2.4. Hỗ trợ bộ phận bán hàng
Thống kê qua các dự án tôi đã làm cho thấy, tỉ lệ chốt đơn của khách hàng tăng lên đến 80% so với lúc chưa làm SEO, làm SEO sẽ giảm tải rất nhiều và tăng tỉ lệ chốt đơn cho bộ phận Sale, đây được xem là chiến lược kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp không làm SEO doanh thu sẽ phụ thuộc rất nhiều vào bộ phận bán hàng, việc sử dụng phương thức telesale hoặc event sẽ có xu hướng ngày càng ít đi tác dụng. Trong tương lai ít nhất là nhiều năm nữa SEO sẽ rất khó làm và đòi hỏi chi phí nhân sự vô cùng lớn.
2.5. Chiếm ưu thế cạnh tranh theo xu hướng
Giả sử có một sản phẩm hoặc một dịch vụ theo một xu hướng nào đó, nếu doanh nghiệp có làm SEO sẽ dễ dàng nắm rõ về từ khóa và đưa chúng lên nhanh hơn so với đối thủ.
Ví dụ: tháng 14/09/2021 ra Iphone 13, nếu doanh nghiệp bán điện thoại hiểu thì họ có thể làm SEO từ vài tháng trước khi sản phẩm ra mắt đến khi iphone 13 ra mắt thì họ là những đơn vị đầu tiên xuất hiện ở vị trí cao của Google, như vậy sẽ thu hút lượng khách hàng lớn mà không phải tốn bất cứ một đồng chi phí quảng cáo nào.
3. Chi phí cho hoạt động SEO trong marketing là bao nhiêu?
Với những hiệu quả và lợi ích vô cùng tuyệt vời mà SEO mang lại. Thì dịch vụ SEO trong Marketing đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đến. Và hiển nhiên điều đầu tiên mà công ty nào cũng để tâm đến đó là chi phí cho hoạt động SEO tốn bao nhiêu?
Dưới đây Bá xin chia sẻ một dự án SEO sẽ cần khoảng chi phí. Hy vọng sẽ giúp ích được cho anh/chị trong quá trình triển khai và xây dựng một hoạt động SEO cho công ty.
3.1. Chi phí xây dựng website
Để triển khai một dự án SEO đầu tiên chúng ta cần có một website, thông thường sẽ là website mã nguồn wordpress. Chi phí cho thiết kế một website đẹp đạt tiêu chuẩn là khoảng 10 – 15 triệu đồng.
Tuy nhiên, tùy vào lĩnh vực hoạt động mà một số công ty có thể có những yêu cầu đặc biệt hơn sẽ tốn thêm tiền cho các chức năng mong muốn trên trang web.
3.2. Chi phí xây dựng content (bài viết)
Một dự án SEO cần một hệ thống rất nhiều bài viết về chủ đề sản phẩm/dịch vụ cũng như chia sẻ các kiến thức cần biết xung quanh. Thông thương sẽ dao động khoảng 100 – 200 bài viết cho một ngành nghề.
Chi phí cho một bài viết đạt chất lượng đúng tiêu chuẩn hiện nay khoảng 100k/bài, đối với các bài viết chuyên sâu hơn có thể lên tới 400k – 500k/bài. Như vậy, trung bình sẽ cần khoảng 10 triệu – 20 triệu tiền chi phí xây dựng content.
3.3. Chi phí cho nhân sự triển khai SEO
Chi phí thuê 01 SEOER cơ hữu dao động khoảng 15 triệu/tháng. Tuy nhiên, tùy vào quy mô và lĩnh vực công ty có thể cần nhiều SEOER đảm nhận các công việc thành phần của SEO.
Một số công ty sử dụng nguồn lực Agency thì chi phí có thể rẻ hơn do các Agency họ có hệ thống làm nhiều dự án cùng lúc.
3.4. Chi phí cho các backlink và báo chí
Backlink là hệ thống các trang web khác viết bài sau đó trỏ liên kết về web chúng ta, đây là một tín hiệu được Google đánh giá rất quan trọng trong việc sếp hạng trên công cụ tìm kiếm, báo chí cũng là 1 dạng backlink định hướng thương hiệu chất lượng cao.
Chi phí cho backlink dao động khoảng 20 triệu cho một dự án trung bình và khoảng 50 triệu cho các bài đăng trên các trang báo điện tử.
Xem thêm: Khóa học Digital Marketing online tại TPHCM đúc kết 05 năm
4. Đo lường hiệu quả hoạt động SEO trong marketing như thế nào?
Một hoạt động SEO đạt được hiệu quả sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức, và để có được kết quả đo lường để báo cáo xem hoạt động SEO có đạt hiệu quả không thì cũng không kém phần quan trọng. Khi đo lường các chỉ số hoạt động của SEO hay đề cập đến: Lưu lượng truy cập tự nhiên, Số lượng từ khóa lên top, Chỉ số CTR, Tỷ lệ chuyển đổi.
Vậy chi tiết cách đo lường như thế nào và những chỉ số đó thể hiện được gì. Thì mời anh/chị theo dõi thông tin dưới đây nhé.
4.1. Lưu lượng truy cập tự nhiên
Chỉ số đầu tiên chứng minh tính hiệu quả của chiến dịch SEO chính là lưu lượng truy cập tự nhiên, chỉ số này được đo bằng công cụ Google Analytics. Trong mục thống kê lưu lượng truy cập có phần phân loại các nguồn truy cập, nếu đến từ hoạt động SEO sẽ là Organic traffic.
Lưu lượng truy cập tự nhiên thường dao động ổn định và tăng dần khi các từ khóa đã lên top, doanh nghiệp có thể dựa vào biểu đồ organic traffic đánh giá hiệu quả của hoạt động SEO.
4.2. Số lượng từ khóa lên top
KPI quan trọng nhất khi triển khai chiến dịch SEO đó chính là số lượng từ khóa lên top, thông thường khi thực hiện chiến dịch SEOER sẽ có một kế hoặc từ khóa cụ thể gửi cho doanh nghiệp và doanh nghiệp dựa vào tiến độ lên top để đánh giá hoạt động SEO.
Thông thường sẽ mất từ 6 tháng đến 1 năm để bộ từ khóa mục tiêu lên top, nếu quá 01 năm mà không lên đúng tiến độ thì được xem là thất bại, doanh nghiệp có thể xem xét thực hiện lại chiến dịch.
4.3. Chỉ số CTR (số lượt nhấp chuột/số lượt hiển thị)
Chỉ số CTR (số lượt nhấp chuột/số lượt hiển thị) thể hiện sự yêu thích của khách hàng đối trang web doanh nghiệp Anh/Chị dựa trên tất cả các kết quả mà họ trông thấy được trên công cụ tìm kiếm.
Chỉ số CTR càng cao thì chứng tỏ từ khóa thuộc website của doanh nghiệp Anh/Chị ở vị trí cao và thu hút khách hàng.
4.4. Tỉ lệ chuyển đổi từ khách truy cập
Dựa vào lưu lượng truy cập, Seoer sẽ cài cho doanh nghiệp các đoạn code chuyển đổi để doanh nghiệp có thể đo được hiệu quả SEO và từ đó tối ưu các bài viết của mình mindset hơn với người dùng.
Công cụ chuyển đổi được đo lường là các thống kê là: số lần nhấp vào nút gọi, số lần nhấp vào nút messenger, số lần nhấp vào nút zalo, số lần tìm đường…
Tổng kết
SEO là hoạt động quan trọng và rất cần thiết phục vụ công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xây dựng sớm chiến lược SEO có ý nghĩa rất to lớn và tạo ra lợi thế cạnh tranh của công ty so với các đối thủ.
Doanh nghiệp cần cân nhắc về ngân sách, chi phí và hiệu quả để có thể xây dựng một chiến lược SEO phù hợp.
Trên đây là những chia sẻ Bá mong là giúp ích được cho Anh/Chị trả lời câu hỏi SEO là gì trong marketing? và thông tin thêm về tầm quan trọng của SEO đối với doanh nghiệp.
Rất cảm ơn bạn và các Anh/Chị đã dành thời gian ghé thăm website.
>> Xem thêm: Khóa học seo marketing online – khóa học SEO website tại TPHCM
>> Xem thêm: Đào Tạo SEO online cơ bản cho người mới bắt đầu