Digital Marketing là gì? Tổng quan về tiếp thị trực tuyến

Giới thiệu: Bài viết chia sẻ về định nghĩa Digital marketing là gì? và tổng quan các nội dung có trong Digital marketing nhằm giúp Anh/Chị nắm bắt và có kế hoạch học tập cũng như tham gia bán hàng trên các nền tảng online.

1. Digital Marketing là gì?

Với sự thông dụng Internet, ngày càng phát triển và đổi mới thì cách thức mua hàng của con người cũng vì thế mà đổi thay, mới mẻ hơn càng làm tăng vai trò của Digital Marketing. Đặc biệt ngày nay đang có sự chuyển giao từ quảng cáo truyền thống sang Digital Marketing ngày càng mạnh mẽ. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm Digital Marketing để hiểu rõ hơn và áp dụng chính xác hơn nhé.

Để tìm hiểu về định nghĩa Digital Marketing, ta cùng tìm hiểu định nghĩa về Marketing thông qua 02 khái niệm:

1.1. Marketing là gì?

“Marketing là quá trình tạo ra giá trị cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ vững mạnh với khách hàng nhằm đạt được giá trị từ những phản ứng của khách hàng”

(Kotler và Amstrong, Principles of Marketing, 2014 ed)

“Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức”

(theo Hiệp hội Marketing Mỹ – AMA)

Nhằm cụ thể hóa về bản chất của marketing hơn nữa, ta có thêm về marketing mix (4P) như sau:

  • Chiến lược sản phẩm: Product
  • Chiến lược giá: Price
  • Hoạt động phân phối: Place
  • Hoạt động xúc tiến: Promotion

Thông qua khái niệm và marketing 4P ta có thể hình dung một cách đơn giản là: “Markering là tổng hợp tất cả những hoạt động cần làm (Thiết kế sản phẩm, định giá, chuỗi cung ứng, quảng cáo, truyền thông – PR,…) của doanh nghiệp nhằm tạo ra giá trị và thỏa mãn nhu cầu khách hàng và đáp ứng được mục tiêu của doanh nghiệp”.

1.2. Digital Marketing là gì?

Có thể hiểu ngắn gọn là: “Digital marketing là làm công việc Marketing dựa trên các phương tiện điện tử và môi trường internet”, các phương tiện điện tử và môi trường internet có thể kể đến như: điện thoại, máy tính bảng, laptop, website, các kênh mạng xã hội như Facebook, YouTube, Tiktok, Zalo…

Digital marketing hoạt động trên các phương tiện điện tử và internet chủ yếu làm các công việc liên quan đến “Promotion” (nghĩa là làm quảng cáo và xây dựng thương hiệu trên internet), những năm gần đây, Digital marketing còn phát triển kênh phân phối theo môi hình mới (Place) là các trang thương mại điện tử.

>>Tìm hiểu thêm: 10 tài liệu tự học marketing online không thể bỏ qua

2. Các chuyên ngành chính của Digital Marketing

Ngành Digital Marketing là một trong những ngành nghề mới mẻ, mang đến cho các anh/chị cơ hội nghề nghiệp và tạo ra được nguồn thu nhập ổn định. Tùy vào các vị trí trong ngành Digital Marketing sẽ yêu cầu kỹ năng, trình độ kỹ năng chuyên môn khác nhau của một nhân viên. Dưới đây, Bá đã tổng hợp chi tiết các chuyên ngành chính của Digital Marketing. Mời anh/chị tham khảo.

 

2.1. SEO (Search Engine Optimization)

SEO (Search Engine Optimization) hay còn gọi là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là một lĩnh vực quan trọng của Digital marketing, lĩnh vực này tập trung vào việc tối ưu các sản phẩm của doanh nghiệp như: website, facebook, youtube, tiktok… sao cho thân thiện với các công cụ tìm kiếm của nền tảng này với mục đích xuất hiện ở những vị trí đầu khi người dùng tìm kiếm từ liên quan.

SEO hiện nay tập trung chủ yếu vào tối ưu website dựa trên công cụ tìm kiếm google.com là chính, làm SEO sẽ giúp doanh nghiệp tăng độ phủ thương hiệu một cách tự nhiên mà không phải bỏ tiền cho chi phí quảng cáo, giúp khách hàng tin tưởng và dễ dàng tìm thấy doanh nghiệp mỗi khi họ tìm kiếm từ khóa dựa trên nhu cầu.

2.2. Online Advertising

Online Advertising hay còn gọi là quảng cáo trực tuyến, bên cạnh SEO thì đây cũng là một chuyên ngành rất quan trọng trong Digital marketing. Quảng cáo trực tuyến là sử dụng những công cụ quảng cáo thuộc các nền tảng như: Google, Facebook, YouTube, Zalo, Tiktok… nhằm tiếp cận trực tiếp với khách hàng và tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.

Khác với SEO là tối ưu thuật toán để tiếp cận một cách tự nhiên thì quảng cáo sẽ bỏ ra chi phí cho các nền tảng để tiếp cận khách hàng. Quảng cáo trực tuyến triển khai sẽ nhanh hơn và có thể phân bố trên nhiều định dạng như: quảng cáo biểu ngữ, quảng cáo hình ảnh, quảng cáo video, quảng cáo tìm kiếm, tiếp thi liên kết… hơn là so với SEO chỉ sử dụng công cụ tìm kiếm.

2.3. Content Marketing

Content marketing hay còn gọi là tiếp thị nội dung, nghĩa là dành cho những Anh/Chị viết bài và dùng bài viết của mình đăng trên các website hoặc các nền tảng mạng xã hội, sau đó kết hợp với quảng cáo trực tuyến hoặc SEO để thúc đẩy bán hàng.

Content là một phần quan trọng của SEO và Ads, tuy nhiên vì tính chất công việc của những Anh/Chị viết bài có phần định hướng Sales và tính chuyên gia của chuyên ngành công tác nên content marketing được tách ra độc lập thành chuyên ngành cụ thể, hỗ trợ cho SEO và Ads chứ không cần thiết phải kiêm luôn 02 chuyên ngành trên.

Tất nhiên nếu biết cả SEO, Ads và content sẽ là một lợi thế rất lớn cho các digital maketer dễ dàng có thu nhập và thăng tiến lên các vị trí cao hơn.

2.4. Truyền thông mạng xã hội

Truyền thông mạng xã hội là một chuyên ngành của Digital marketing, người làm truyền thông mạng xã hội chủ yếu là phát triển các nội dung nói về thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các nền tảng mạng xã hội về Video (đa số là YouTube và Tiktok).

Người làm truyền thông mạng xã hội cần có kỹ năng thuyết trình truyền đạt nội dung tốt, kỹ năng xây dựng kịch bản, phân tích và đánh giá sản phẩm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết khủng hoảng truyền thông…

2.5. Các thuật ngữ khác của Digital Marketing

2.5.1. Mobile Marketing

Mobile marketing bao gồm các phương thức tiếp thị qua điện thoại như: nhắn tin sms, quảng cáo các ứng dụng (app) trên di động.

2.5.2. Email Marketing

Email marketing là hình thức gửi thông tin cho khách hàng thông qua email bằng phương thức gửi tay hoặc sử dụng phần mềm tự động. Nội dung thường là các chương trình khuyến mãi, quà tặng, thư mời tham dự các sự kiện, hội thảo.

2.5.3. CPC, CPM

Theo Google, CPM là chữ viết tắt của “cost per 1000 impressions” (giá mỗi 1000 lần hiển thị), nghĩa là nhà quảng cáo sẽ trả một mức tiền dựa trên 1000 lần được hiển thị.

Theo Google, CPC là số tiền bạn phải trả khi người dùng nhấp chuột 1 lần nội dung của bạn.

Cần phân biệt sự khác nhau của CPM và CPC, nói dễ hiểu thì: CPM chỉ cần hiển thị 1000 lần là tính tiền không cần quan tâm đến người dùng có nhấp vào hay không, còn CPC thì chỉ khi nào người dùng nhấp vào nội dung quảng cáo thì mới tính tiền.

CPC chủ yếu xuất hiện ở các dạng quảng cáo tìm kiếm, nghĩa là khi khách hàng có nhu cầu, họ sẽ tìm kiếm từ khóa và lúc đó quảng cáo của doanh nghiệp xuất hiện dựa trên từ khóa đó còn CPM là chiến lược tiếp cận phủ rộng đến tất cả đối tượng khách hàng tiềm năng mà nhà quảng cáo muốn hướng đến thông qua hiển thị khi người dùng sử dụng các nền tảng mạng xã hội.

Như vậy, quảng cáo CPC và CPM đều có ưu điểm và khuyết điểm của nó. Nhà quảng cáo cần tùy vào sản phẩm và dịch vụ cũng như quy mô của doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức phù hợp.

2.5.4. Affiliate Marketing

Affiliate Marketing là mô hình tiếp thị liên kết, các marketer sẽ quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có nhu cầu trên chính website của người làm Affiliate. Khi khách hàng nhấp vào đường link, các doanh nghiệp sẽ tính hoa hồng cho người làm Affiliate trỏ về.

Ví dụ: A có một hệ thống gồm 10 website có khoảng 100.000 traffic mỗi tháng, Doanh nghiệp B thuê A đặt quảng cáo cho doanh nghiệp B. Khách hàng C nhấp vào đường link trỏ về trang sản phẩm của doanh nghiệp B từ trang web của A thì cứ mỗi lượt click vào thành công hoa hồng sẽ được tính cho A.

>>Xem thêm: Affiliate marketing là gì? Công việc và hướng dẫn cho người mới bắt đầu

3. Vai trò của Digital Marketing

Digital Marketing đã và đang trở thành một trong những công cụ giúp cho các doanh nghiệp có được sự tăng trưởng doanh thu, giúp nhận diện được thương hiệu. Và còn cầu nối giữa thương hiệu với các doanh nghiệp. Vậy mời các anh/chị cùng Bá tìm hiểu những vai trò của Digital Marketing nhé.

3.1. Dễ triển khai

Thay vì phải tiếp cận với rất nhiều đối tác báo đài như lúc trước, digital marketing triển khai đơn giản và công bằng đối với tất cả những ai có nhu cầu, doanh nghiệp lớn nhỏ đều có thể chạy được. Các marketer chỉ cần trang bị kiến thức vào vào nền tảng setup quảng cáo.

3.2. Tốc độ nhanh chóng

Những nền tảng quảng cáo như Google, Facebook, YouTube, Tiktok… có thời gian xét duyệt rất nhanh hơn nhiều so với quảng cáo truyền thống. Thông thường chỉ trong vòng 1 ngày là chiến dịch đã được khởi động.

3.3. Chi phí hợp lý

chi phí cho các chiến dịch digital marketing có thể nói là rẻ hơn nhiều so với các phương thức quảng cáo truyền thống. Tuy nhiên do có sự cạnh tranh ngày càng nhiều trên hệ thống online nên giá thầu quảng cáo bắt đầu tăng dần, các marketer cần triển khai đa nền tảng và chú trọng vào SEO để giảm thiểu chi phí phụ thuộc vào Ads.

Đúng xu hướng: Với sự phát triển của công nghệ thông tin và các nền tảng mạng xã hội, nếu doanh nghiệp không làm digital marketing đồng nghĩa với việc rất khó tiếp cận khách hàng (trừ một số ngành hàng đặc thù). Vì thế, Digital marketing là tiên quyết và là xu hướng bắt buộc khi khởi sự kinh doanh.

4. Digital Marketing mô tả công việc

Tùy vào vị trí mà anh/chị mong muốn và được tuyển vào vị trí làm việc. Thì còn tùy theo nhu cầu, tính chất của mỗi doanh nghiệp thì một nhân viên Digital Marketing sẽ có những vị trí như: chuyên viên content, chuyên viên quảng cáo facebook, quảng cáo google, chuyên viên quản trị và đo lường. Dưới đây, Bá đã tổng hợp chi tiết, mô tả từng vị trí công việc mà mỗi vị trí sẽ đảm nhiệm. Hy vọng sẽ giúp ích cho anh/chị trong quá trình làm việc trong lĩnh vực Digital Marketing.

4.1. Chuyên viên content

Công việc của chuyên viên content là viết bài cho doanh nghiệp, bao gồm các dạng bài như: Bài viết chuẩn SEO, bài viết bán hàng, bài viết viral trên mạng xã hội…

Hướng phát triển của nghề content là có thể thăng tiến lên vị trí Copywriter, ở vị trí này ngoài việc viết các dạng bài như đã nêu ở trên, Copywriter còn được tham gia vào các ý tưởng mang tầm cao hơn như: viết bài PR – thông cáo báo chí, tham gia nghiên cứu về thông điệp sản phẩm, nhãn hiệu, thương hiệu.

4.2. Chuyên viên SEO

Công việc của chuyên viên SEO là thực hiện tổng hợp các công việc tối ưu website với các công cụ tìm kiếm (chủ yếu là google), cụ thể như: Lập kế hoạch từ khóa, triển khai bài viết cho content, tối ưu cấu trúc website, tối ưu link nội bộ, đi backlink.

Hướng phát triển của chuyên viên SEO có thể thăng cấp làm trưởng các dự án, đứng ra làm việc cho nhiều đơn vị với vai trò là Agency về SEO hoặc có thể tham gia làm về các chương trình tiếp thị liên kết.

4.3. Chuyên viên quảng cáo Google Ads

Công việc của chuyên viên quảng cáo Google Ads là thực hiện quảng cáo cho doanh nghiệp trên các module thuộc nền tảng google như: Google tìm kiếm, Google hiển thị, Google shopping, YouTube…

Hướng phát triển của chuyên viên quảng cáo Google Ads có thể thăng cấp lên làm trưởng bộ phận hoặc làm Agency triển khai dự án cho nhiều khách hàng có nhu cầu.

4.4. Chuyên viên quảng cáo Facebook Ads

Công việc của chuyên viên quảng cáo Facebook Ads là thực hiện quảng cáo cho doanh nghiệp trên nền tảng Facebook. Nền tảng Facebook khác nhiều so với Google nên vị trí của hai nhân viên thuộc hai nền tảng này tương đối khác nhau.

Hướng phát triển của chuyên viên quảng cáo facebook ads có thể thăng tiến lên làm trưởng bộ phận, nhận các dự án Agency hoặc có thể tự kinh doanh online.

4.5. Chuyên viên quản trị và đo lường

Vị trí chuyên viên quản trị và đo lường thực hiện bao gồm các công việc liên quan đến chuyển đổi như: cài analytics, cài search console, quản trị website.. sau đó đo lường chuyển đổi của các dự án chiến dịch marketing thông qua các chỉ số như: CTR, time on site, bounce rate…

Hướng phát triển của vị trí này có thể thăng cấp làm các vị trí trưởng bộ phận triển khai, lập kế hoạch cho các chiến dịch digital marketing cho doanh nghiệp.

4.6. Reviewer

Vị trí này tham gia thực hiện các video clip review về sản phẩm hoặc dịch vụ, thực hiện các kịch bản bản bán hàng, thực hiện các video clip về phát riển thương hiệu thông qua nền tảng mạng xã hội.

Hướng phát triển của vị trí này có thể thăng cấp làm trưởng bộ phận, làm reviewer tự do hoặc có thể tham gia làm KOL (influincer) cho quảng cáo cho các thương hiệu có nhu cầu.

Trên đây là những chia sẻ  về ngành digital marketing, Bá tin và Bá mong sẽ giúp ích được cho các Anh/Chị định hướng về công việc của mình và có những quyết định chính xác trong tương lai. Chúc các Anh/Chị kinh doanh thịnh vượng

Thân ái ./.

Tài liệu tham khảo:

1. Philip Kotler and Gary Amstrong, “Principles of marketing”, 15th edition, Pearson Education, 2014

2. “Definition of Marketing”. ngày 15 tháng 8 năm 2013.

3. Bảng thuật ngữ Google: https://support.google.com/adsense/topic/19363?hl=vi&ref_topic=3373519

>> Xem thêm: Các thuật ngữ trong Digital Marketing mà bạn nên biết