Digital marketing bao gồm những gì? cần học những gì?

Digital Marketing bao gồm những gì

Giới thiệu: Bài viết chia sẻ và trả lời câu hỏi của đọc giả: Digital marketing bao gồm những gì? Nội dung làm rõ các công việc của 1 Digital Marketer cũng như định hướng triển vọng của ngành dưới góc nhìn của Bá, xin mới quý Anh/Chị cùng theo dõi tiếp phía dưới.

1. Digital Marketing là làm gì?

Digital marketing là gì
Digital marketing là gì

“Digital marketing là thực hiện những công việc marketing thông qua các thiết bị số như: máy tính, điện thoại, máy tính bảng… trong môi trường internet”.

Trong Marketing Mix (Marketing 4P) thì công việc của Digital marketing chủ yếu nằm ở khâu xúc tiến – quảng cáo (promotion). Như vậy có thể tóm tắt một cách ngắn gọn là làm digital marketing là “thực hiện tổng hợp các khâu: xây dựng thương hiệu, chạy quảng cáo, bán hàng… trên môi trường internet.”

2. Digital marketing bao gồm những gì? công việc cụ thể

Ngành Digital Marketing đang trở thành xu hướng và sự quan tâm của nhiều người. Với sự sáng tạo và luôn đổi mới, cho nên công việc Digital Marketing đang được giới trẻ vô cùng yêu thích. Vậy công việc cụ thể của một nhân viên Digital Marketing là làm gì?. Tùy vào vị trí mà anh/chị ứng tuyển vào doanh nghiệp. Thì trong mỗi công ty, nhân viên Digital Marketing thường làm việc ở các vị trí như: Seoer, Advertiser, Content marketing/Copywriter, Reviewer, Graphic designer and Video editor, Strategic Planner,…

Dưới đây, Bá đã trình bày chi tiết về công việc của từng vị trí. Hy vọng có thể giúp được anh/chị trong quá trình tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân.

>>Tìm hiểu thêm: Công việc Digital Marketing là gì? Cần có kỹ năng gì?

Công việc của digital marketing bao gồm những gì
Công việc của digital marketing bao gồm những gì

2.1. SEO (Search Engine Optimization)

SEOER là người chuyên làm tổng hợp các kỹ thuật nhằm tối ưu công cụ tìm kiếm, đảm bảo rằng thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp xuất hiện ở những vị trí đầu trên các nền tảng tìm kiếm (chủ yếu là Google) khi khách hàng gõ từ khóa liên quan.

SEOER làm một số công việc cụ thể như: phân tích từ khóa, phối hợp với content, tối ưu link nội  bộ, đi backlink cho website, làm việc với search console và google analytics… đảm bảo từ các từ khóa doanh nghiệp cần lên top đúng tiến độ.

2.2. Online Advertising

Advertiser (nhà quảng cáo) là người chuyên làm các công việc chạy quảng cáo cho doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội, thông thường sẽ có 2 nền tảng chính:

Google Ads: Nhà quảng cáo trên nền tảng Google thực hiện các công việc chạy quảng cáo với các module thuộc google như: google tìm kiếm, google shopping, google hiển thị, YouTube… nhằm tiếp cận sản phẩm đến khách hàng và đạt được mục tiêu doanh số cho doanh nghiệp.

Facebook Ads: Nhà quảng cáo trên nền tảng Facebook hực hiện các công việc chạy quảng cáo với nền tảng facebook .. nhằm tiếp cận sản phẩm đến khách hàng và đạt được mục tiêu doanh số cho doanh nghiệp.

Ngoài ra cũng còn các nền tảng như: Tiktok, Zalo, Instagram…

2.3. Content marketing/Copywriter

Người viết bài (nhân viên content) là người chuyên làm các công việc liên quan đến viết bài đăng lên website hoặc các trang mạng xã hội + hỗ trợ kết hợp với Advertiser nhằm đảm bảo hiệu quả quảng cáo.

Content marketing viết bài bao gồm viết bài chuẩn SEO, viết bài bán hàng. Định hướng tương lai có thể phát triển thành các Copywriter chuyên viết bài PR – thông cáo báo chí, lên ý tưởng định hướng câu chuyện cho các sản phẩm, nhãn hiệu, thương hiệu…

2.4. Reviewer

Reviewer là những người làm công tác review về thông tin sản phẩm, làm các công tác hỗ trợ người tiêu dùng, nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp, họ hoạt động chủ yếu ở kênh YouTube và Tiktok.

Reviewer cần là người có khả năng thuyết trình, truyền đạt tốt, có năng khiếu về các hoạt động liên quan đến giao tiếp, xây dựng và tham gia các kịch bản bán hàng.

2.5. Graphic Designer and Video editor

Đây là vị trí thuộc phân ngành đồ họa nhưng lại hỗ trợ đắc lực cho hệ thống Digital marketing, công việc của họ là thiết kế các ấn phẩm cho các mẫu quảng cáo, ấn phẩm hỗ trợ các bài viết content… nhằm mục đích thực hiện chiến dịch quảng cáo hiệu quả.

Họ còn là người hỗ trợ Reviewer về khâu cắt ghép, chỉnh sửa, xuất bản các video clip nhằm mục đích đảm bảo tiến độ công việc của kênh YouTube và Tiktok.

2.6. Strategic Planner

Đây là vị trí hoạch định chiến lược hệ thống digital marketing cho doanh nghiệp, đa số những Anh/Chị làm chức vụ này đều đã có kinh nghiệm trải qua vị trí Seo, content và Advertising.

Công việc của họ là lập kế hoạch tổng thể về triển khai đa kênh digital marketing: chọn kênh quảng cáo phù hợp, thực hiện tối đa ngân sách, đo lường và quản trị chất lượng quảng cáo, kịp thời chỉ đạo và cùng với các khâu khắc phục sự cố nếu có nhằm đảm bảo tối ưu chiến dịch digital marketing.

3. Chức năng của Digital Marketer?

Để một doanh nghiệp phát triển, thì mỗi phòng ban sẽ đảm nhiệm một chức năng, công việc khác nhau. Tuy mỗi phòng, có một chức năng riêng nhưng mục tiêu cuối cùng là để tiếp cận được khách hàng mục tiêu, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Và với những kỹ năng và chuyên môn của một Digital Marketer thì có chức năng gì, mời quý anh/chị cùng tham khảo thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về chức năng của một Digital Marketer nhé.

3.1. Xây dựng và phát triển thương hiệu

Xây dựng và phát triển thương hiệu trên internet cần chuyên ngành như: seo, designer, content marketing, reviewer…

3.2. Quảng cáo và bán hàng

Quảng cáo và bán hàng cần các chuyên ngành như: Chuyên viên chạy quảng cáo Google Ads, chuyên viên chạy quảng cáo facebook Ads, nhân viên chốt đơn và hỗ trợ khách hàng…

3.3. Quản trị và đo lường

Quản trị và đo lường chiến dịch cần những chuyên ngành như: Chuyên viên phân tích, đo lường chiến dịch thông qua các công cụ Google Analytics, Search console, Facebook Ads, YouTube Ads.. và quản trị website.

>>Tham khảo thêm: Học Digital Marketing ra làm gì? Nên đăng ký học ở đâu?

4. Digital marketing cần học những gì? có khó không?

Học Digital Marketing có khó không
Học Digital Marketing có khó không

Ngoại trừ Graphic designer and Video editor cần có cảm quan về thẩm mỹ khá đặc thù ra thì các chuyên ngành còn lại hoàn toàn “có khả năng học tập được” nên Anh/Chị muốn theo ngành digital marketing cũng không cần quá lo lắng.

Đối với các Anh/Chị sợ mình không biết code có làm bên SEO được không thì cũng không cần quá lo lắng bởi các nền tảng web hiện đại đã trang bị hệ thống phần mềm rất trực quan, không cần biết code và lập trình cũng có thể thiết kế và sửa chữa website được.

5. Nên học Digital Marketing ở đâu?

Anh/Chị và các bạn có thể tự học, học tại trường hoặc các trung tâm. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực chủ yếu cần thực hành nên hãy lựa chọn những nơi có chương trình “thực hành cầm tay chỉ việc”, tránh những nơi dạy lý thuyết tiền mất tật mang.

Vừa rồi là những chia sẻ của Bá để giải đáp câu hỏi về vấn đề digital marketing bao gồm những gì? Hy vọng rằng, những thông tin này sẽ hỗ trợ Anh/Chị trong việc xác định hướng nghề nghiệp và đưa ra những quyết định chính xác cho tương lai của mình.

Chúc các Anh/Chị thành công.

>>Xem thêm: 14 Lợi ích của Digital Marketing bạn không nên bỏ qua

Để lại một bình luận