Bài viết dưới đây cung cấp các thuật ngữ trong digital marketing phổ biến và thông dụng mà bạn nên biết khi tìm hiểu về digital marketing.
Dù là người mới tìm hiểu về marketing hay đã và đang là chuyên gia trong ngành, việc học hỏi không ngừng không bao giờ là thừa, nhất là trong mảng digital marketing vốn thay đổi liên tục mỗi ngày với các xu hướng mới lạ.
Nếu là người mới tìm hiểu, việc tổng hợp và tiếp thu các thuật ngữ trong digital marketing là một điều vô cùng khó khăn, đặc biệt khi bạn không có nhiều hiểu biết chuyên ngành. Phần lớn các thuật ngữ chuyên ngành digital marketing đều là tiếng Anh. Điều này có thể gây khó khăn khi bạn không thể nắm bắt hết các nội dung công việc.
Nội dung bài viết
Các thuật ngữ trong Digital Marketing bạn nên biết
Với những anh/chị mới tìm hiểu hoặc mới bước chân vào lĩnh vực Digital Marketing thì đều khó khăn nhất đó là việc không hiểu được các thuật ngữ. Các thuật ngữ trong Digital Marketing gồm các từ viết tắt, biệt ngữ và những từ ngữ viết tắt cụ thể. Việc hiểu được các thuật ngữ đó thì anh/chị sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá các kết quả của một chiến lược Digital Marketing.
1. Các thuật ngữ marketing qua mạng xã hội (Social Media Marketing)
– Affinities (sở thích): Là những sở thích của người dùng mạng xã hội được đo lường bằng các công cụ phân tích và giám sát trên mạng xã hội, đem đến cho các marketer những insight về suy nghĩ, cảm xúc, sở thích của khách hàng để từ đó có chiến lược marketing phù hợp.
– Clickbait: là sự thu hút bằng những dòng tiêu đề giật gân, đầy hứa hẹn để lôi kéo người dùng nhấp chuột vào trang web hoặc bài quảng cáo.
– Conversion Rate (tỷ lệ chuyển đổi): là % số người đã hoàn thành hành động mong muốn (nhấp chuột, điền form, mở email, đăng ký nhận mẫu, mua hàng…) chia cho tổng số người đã tiếp cận quảng cáo.
– Cost-per-click (hoặc Pay-per-click (PPC/CPC) – thanh toán cho mỗi cú nhấp chuột): là phương thức tính toán chi phí quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội bằng số lượng người dùng nhấp chuột. Có bao nhiêu người nhấp vào quảng cáo sẽ là bấy nhiêu chi phí mà nhà quảng cáo phải thanh toán cho nền tảng mạng xã hội.
– Cost-per-impression (thanh toán cho mỗi lượt tiếp cận): là phương thức tính toán chi phí quảng cáo bằng lượt tiếp cận. Cứ 1000 lượt tiếp cận (hiển thị quảng cáo trên newsfeed của người dùng) sẽ là một mức chi phí quảng cáo mà nhà quảng cáo phải thanh toán.
– Engagement Rate (tỷ lệ tương tác): sự tương tác (bằng like, comment, click, điền form…) là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy sự quan tâm của mọi người đối với nội dung của bạn. Tỷ lệ tương tác có thể được tính bằng lượt thích, nhận xét và chia sẻ (tương tác) mà nó nhận được so với số người đã xem (số lần hiển thị).
– Influencer (người có ảnh hưởng): là những người có thể ảnh hưởng đến cách cư xử của người khác. Các nhà tiếp thị nội dung có thể làm việc với những người có ảnh hưởng để yêu cầu họ chia sẻ các bài đăng trên blog, video hoặc nội dung khác, hoặc hợp tác với họ để sản xuất nội dung cho một thương hiệu.
– Infographic (đồ họa thông tin): là một biểu diễn trực quan của dữ liệu và thông tin. Nó có thể ở dạng biểu đồ, đồ thị, dòng thời gian hoặc bất kỳ dạng hình ảnh nào khác.
– Reach (độ phủ): Là lượng người xem, người dùng tiếp cận một post/kênh/chương trình/quảng cáo (các nguồn khác nhau) trong ít nhất một (01) đơn vị thời gian (phút hoặc giây), có thể được tính theo đơn vị người hoặc %.
– Bounce Rate (Tỷ lệ thoát): là tỷ lệ số lượng người dùng “thoát” sau khi truy cập trang web. Nói cách khác, đây là tỷ lệ phần trăm khách truy cập rời khỏi trang web của họ trước khi tương tác trên trang hoặc xem các trang web khác trong trang web (được tính bằng thời gian người dùng truy cập dành cho trang web).
– Phân khúc khách hàng: là quá trình phân loại và phân khúc khách hàng dựa trên các tiêu chí khác nhau. Mục tiêu của phân khúc khách hàng là cho phép bạn nhóm khách hàng dựa trên nhu cầu, sở thích và ngân sách cũng như giá trị tiềm năng của họ đối với doanh nghiệp của bạn để qua đó, gửi các thông tin hữu ích và nhắm mục tiêu (target) hiệu quả hơn.
– Call to Action (CTA – kêu gọi hành động): là một thiết kế mà các nhà tiếp thị sử dụng để thúc đẩy phản hồi từ người tiêu dùng. Các nhà tiếp thị sử dụng CTA để khuyến khích người tiêu dùng thực hiện ngay hành động mua hàng hóa hoặc dịch vụ của họ.
– Click through rate (CTR – tỷ lệ nhấp): là tỷ lệ nhấp vào quảng cáo được tính bằng công thức: số lượt nhấp ÷ số lượt hiển thị = CTR
– Chat Bot: là một chương trình máy tính được sử dụng để thực hiện các cuộc trò chuyện nghe-gọi hoặc nhắn tin.
– Content Marketing: việc tạo và phân phối các nội dung tài liệu online. Ví dụ: nội dung, blog, video và các bài đăng trên mạng xã hội. Content marketing được tạo ra để cung cấp thông tin cho người dùng, vì vậy nó không quảng cáo thương hiệu một cách rõ ràng.
>>Tham khảo thêm:Học ngành marketing có dễ xin việc không? đây là câu trả lời
2. Các thuật ngữ marketing trên nền tảng Facebook
– Facebook Ads Manager (Trình quản lý quảng cáo Facebook): là một trong những công cụ của Facebook nhằm mục đích marketing – tạo và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội Facebook. Trên trình quản lý này, các nhà tiếp thị có thể tạo và chạy quảng cáo, nhắm mục tiêu quảng cáo và cung cấp khả năng xem hiệu suất quảng cáo và thông tin tóm tắt thanh toán, lịch sử thanh toán và phương thức thanh toán.
– Facebook Audience Insights: là một công cụ của Facebook mà các nhà tiếp thị sử dụng để nhắm mục tiêu đến một nhóm khách hàng (target audiences), bao gồm thông tin tổng hợp về nhân khẩu học, địa lý, hành vi mua hàng của người tiêu dùng, v.v. để qua đó có cái nhìn về xu hướng về khách hàng hiện tại và các khách hàng tiềm năng trên Facebook.
– Facebook Business Page: là trang hồ sơ doanh nghiệp của nhà tiếp thị trên Facebook. Chúng có bố cục tương tự như trang Facebook cá nhân, song chỉ là một hồ sơ kinh doanh. Các doanh nghiệp địa phương, nhà tiếp thị trực tuyến và doanh nhân có thể tạo trang kinh doanh trên Facebook để quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của họ. Trên hồ sơ doanh nghiệp này, các nhà tiếp thị có thể sử dụng trang của họ để đăng cập nhật trạng thái, cung cấp liên kết, bình luận, thông báo sự kiện và hiển thị ảnh và video…
– Facebook live : là một trong nhữg tính năng cơ bản của Facebook cung cấp khả năng phát video trực tiếp cho người dùng Facebook. Để sử dụng tính năng, người dùng nhấn vào biểu tượng luồng trực tiếp cho phép phát video trực tiếp từ điện thoại thông minh của họ, hoặc bình luận, mô tả…
– Hashtag: chính là biểu tượng “#” được sử dụng trên phương tiện truyền thông xã hội. Hashtags được sử dụng để người dùng mạng xã hội dễ dàng tìm thấy nội dung. Hashtags được sử dụng cho các chủ đề rộng, hoặc các chi tiết và ngách.
– Budget (ngân sách): Ngân sách là số tiền bạn sẽ chi ra cho chiến dịch quảng cáo của mình.
– Target (nhắm mục tiêu): là việc nhắm đến một nhóm đối tượng mục tiêu để tìm sở thích, hành vi của họ, qua đó lựa chọn nhóm đối tượng tiềm năng cho quảng cáo.
– Campaign (chiến dịch): cách nói thông thường là “lên camp”, ám chỉ thao tác bạn bắt đầu chạy một quảng cáo trên Facebook để tiếp cận khách hàng. Trong một campaign bao gồm nhiều ads set khác nhau.
– Page Post Engagement (PPE): là việc chạy quảng cáo tăng tương tác nhằm tối ưu lượng tương tác với bài viết, thường nhắm tới những người dùng có thói quen tương tác trên Facebook. Hình thức quảng cáo này giúp bạn tiếp cận sản phẩm đến những người này, kết hợp với những hành vi sở thích khác.
– Test quảng cáo (chạy test): là việc thực hiện một kiểm tra (test) các yếu tố trong quảng cáo như nội dung, hình ảnh, target, ngân sách,…để tìm ra sự khác nhau giữa các chiến dịch với nhau. Cần lưu ý rằng khi test các yếu tố trong quảng cáo Facebook, chúng ta cần test yếu tố nào, thì các yếu tố còn lại phải được giữ nguyên, không thay đổi để đảm bảo tính khách quan.
>> Tìm hiểu thêm: 5 bước tự học Digital Marketing cho người mới bắt đầu
3. Thuật ngữ phổ biến trong Google Ads
– Google Ads: là dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Google, cho phép các nhà tiếp thị tiếp cận người tiêu dùng thông qua các trang tìm kiếm của Google và mạng hiển thị của họ, để hiển thị quảng cáo trong kết quả các trang tìm kiếm của Google hoặc trên mạng các trang web đối tác của Google.
– Thuật toán Google: là hệ thống các thuật toán, được thiết kế cho các công cụ tìm kiếm của Google để xác định vị trí của các trang web trong các trang kết quả tìm kiếm (thuật toán “Core”). Google cập nhật thuật toán khoảng 500 đến 600 lần mỗi năm hoặc hai lần mỗi ngày. Với bản cập nhật, vị trí trang web có thể thay đổi theo từng ngày. Các thuật toán của Google thường được giữ bí mật để tránh việc bị thao túng hệ thống để đạt được thứ hạng cao của các trang web.
– Google analytics: là nền tảng phần mềm của Google, được thiết kế để các nhà tiếp thị phân tích gần như tất cả các khía cạnh của người dùng trang web thông qua Google Marketing Platform. Điều này bao gồm lưu lượng truy cập trang web, số liệu người dùng, chuyển đổi, so sánh dữ liệu lịch sử và hiệu quả của từng kênh tiếp thị có thể được quản lý bằng các công cụ Google Analytics.
– Google My Business: là một trong những công cụ miễn phí của Google cung cấp, các doanh nghiệp, cửa hàng cá nhân sử dụng công cụ này để quản lý sự hiện diện của chính họ trên Google, gồm có các Tìm kiếm và Google Maps. Khi một doanh nghiệp thực hiện xác minh và chỉnh sửa các thông tin của doanh nghiệp mình các khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy được doanh nghiệp này trên Google.
– Google Search Console: là một công cụ miễn phí của Google dành cho quản trị viên web, bao gồm các lĩnh vực khác nhau để các nhà tiếp thị phân tích dữ liệu và xác định cách trang web của họ đang hoạt động (không đo lường lưu lượng truy cập như Analytics) để lập các chỉ mục và tối ưu hóa khả năng hiển thị trang web.
– Landing page (trang đích): là trang mà người dùng được đưa đến sau khi nhấp vào liên kết. Các nhà tiếp thị sử dụng các trang đích để định hướng luồng lưu lượng truy cập trên toàn bộ trang web của họ cũng như để tạo khách hàng tiềm năng.
– Landing page optimization (tối ưu hóa trang đích): là quá trình cải thiện các yếu tố trên trang web để tăng chuyển đổi.
– Latent Semantic Indexing (LSI – lập chỉ mục ngữ nghĩa ngầm): ám chỉ việc Google nhận biết và suy luận những cụm từ có ngữ nghĩa hàm chứa, có liên quan, và thường hay được sử dụng cùng với từ khóa chính, trong văn cảnh cụ thể.
4. Thuật ngữ phổ biến trong SEO
– Search engine (công cụ tìm kiếm): là hệ thống phần mềm được phát triển với mục đích tìm kiếm thông tin trên World Wide Web. Kết quả của công cụ tìm kiếm được hiển thị khi thực hiện tìm kiếm trên trình duyệt web. Một số Search engine phổ biến như Google, Bing, Baidu…
– Search network (mạng tìm kiếm): là một nhóm các trang web cho phép hiển thị quảng cáo. Ví dụ: Mạng tìm kiếm của Google là một nhóm các trang web của Google và không phải của Google hợp tác với Google để hiển thị quảng cáo. Các nhà quảng cáo thường trả tiền để quảng cáo của họ được hiển thị trên mạng.
– Search engine optimization (SEO – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm): là một chiến lược tiếp thị để nâng cao kết quả tìm kiếm và xây dựng nhận thức về thương hiệu. Tiếp thị SEO sử dụng các phương pháp khác nhau như tiếp thị nội dung, mua lại liên kết, cải tiến kỹ thuật và mã.
– Session (phiên): Là việc đo lường các hành động cụ thể. Trong phân tích trang web, phiên hoặc lượt truy cập trang web đề cập đến thời gian khách truy cập dành để tương tác trên một trang web. Trong Google Analytics, một phiên là một số liệu đo lường sự tương tác của khách truy cập vào trang web mà Google đặt mặc định là 30 phút.
– Kỹ thuật SEO: là tập hợp các kỹ thuật, hành động nhằm phục vụ cho việc tối ưu hóa trang web và máy chủ được thực hiện để hỗ trợ trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và lập chỉ mục một trang web. Các kỹ thuật SEO này không liên quan đến nội dung của trang web mà thiên về các điều chỉnh, nếu được thực hiện đúng, nó sẽ thúc đẩy nội dung, giúp nó được tìm thấy một cách dễ dàng.
– Thẻ tiêu đề (title): là một phần tử HTML xác định một chủ đề trang cụ thể. Thẻ tiêu đề được hiển thị trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm dưới dạng tiêu đề có thể nhấp cho một tìm kiếm. Thẻ tiêu đề phải mang tính mô tả và làm nổi bật các từ khóa chính của nhà tiếp thị với mô tả chính xác và đầy đủ thông tin về nội dung trang.
– Ranking (Xếp hạng): là một thuật ngữ chỉ vị trí của một trang web trong thứ tự kết quả của công cụ tìm kiếm. Để tác động vào xếp hạng trang web nhà phát triển có thể sử dụng SEO và nâng cao chất lượng trang web. Xếp hạng cao hơn thường tương đương với việc tạo ra nhiều lưu lượng truy cập hơn.
– On page SEO (SEO trên trang web): là thực hiện tối ưu hóa các trang web riêng lẻ để xếp hạng cao hơn trong các công cụ tìm kiếm.
– Organic Search Traffic (lưu lượng tìm kiếm không trả phí): là một nguồn lưu lượng truy cập đến một trang web không mất phí trong kết quả của công cụ tìm kiếm.
– Meta keywords (từ khóa meta): là một loại thẻ meta cụ thể xuất hiện trong mã HTML của trang web. Các từ khóa meta được sử dụng để giúp các công cụ tìm kiếm hiểu chủ đề trang web. Các từ khóa meta xuất hiện trong mã nguồn của một trang chứ không phải trên trang hiển thị.
– Meta descriptions (mô tả meta): là thẻ meta cung cấp mô tả trang có độ dài 160 ký tự trở xuống. Mô tả meta là một khía cạnh thiết yếu của trang web vì nó là thứ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google cũng như các kết quả của công cụ tìm kiếm khác.
– Keyword (Từ khóa): là một từ hoặc cụm từ mà người dùng nhập vào ô tìm kiếm trên các search engine để yêu cầu hiển thị kết quả tìm kiếm liên quan. Các nhà tiếp thị tập trung SEO cho trang web của họ để được công nhận trong các công cụ tìm kiếm thông qua các từ khóa.
– Mật độ từ khóa: là số lần / tỷ lệ phần trăm một từ khóa xuất hiện trên một trang web so với tổng số từ của trang.
– Nghiên cứu từ khóa: là phương pháp SEO thực tế được các nhà tiếp thị sử dụng để nghiên cứu các cụm từ tìm kiếm thay thế mà người dùng Internet nhập vào trình duyệt công cụ tìm kiếm của họ khi tìm kiếm thông tin. Việc nghiên cứu các từ khóa có liên quan đến chủ đề sẽ hỗ trợ trang web đạt được thứ hạng công cụ tìm kiếm tốt hơn.
– Nhồi nhét từ khóa: là một thủ thuật nhằm thao túng các công cụ tìm kiếm. Chiến thuật này đang bị phản đối và các nhà tiếp thị tham gia vào việc nhồi nhét từ khóa có thể bị Google phạt hoặc giảm giá theo thuật toán trong một tìm kiếm.
Vừa rồi là toàn bộ thuật ngữ trong digital marketing mà bạn cần biết khi nghiên cứu về marketing/digital marketing. Hy vọng rằng, những kiến thức trong bài viết này sẽ mang đến cho Anh/chị độc giả cái nhìn tổng quan cũng như là hiểu rõ hơn về lĩnh vực này nhé.
>> Xem thêm: Digital Marketing Plan – Các Bước Lập Kế Hoạch Digital Marketing