5 bước tự học Digital Marketing cho người mới bắt đầu 2024

Bài viết dưới đây cung cấp các bước cũng như những hướng dẫn cơ bản về tự học digital marketing cho người mới bắt đầu đến quý độc giả.

Digital marketing là một mảng chuyên môn hoàn toàn mới lạ trong lĩnh vực marketing nói chung. Vì tính chất linh động và thú vị, cũng như những lợi ích to lớn mà lĩnh vực này mang lại: bán hàng, tiếp thị, phát triển thương hiệu cá nhân… mà ngày càng có nhiều người muốn khám phá và trải nghiệm trong lĩnh vực này.

Với những hiểu biết chuyên sâu và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi xin chia sẻ đến quý độc giả có nhu cầu những cách thức hướng dẫn tự học digital marketing hiệu quả mà bất kỳ ai mới bắt đầu cũng có thể tiếp cận và thực hành dễ dàng.

5 bước tự học Digital Marketing cho người mới bắt đầu

Internet ngày càng phát triển, nhu cầu mua sắm hàng hóa bằng hình thức trực tuyến càng càng được phổ biến hơn. Digital Marketing là một trong những hình thức không thể thiếu trong các chiến lược Marketing nhằm thúc đẩy lượng mua sản phẩm và tìm kiếm khách hàng. Làm việc trong ngành Digital Marketing đang trở nên cực hot trong những năm gần đây.

Bởi thế, nhiều người, nhiều bạn trẻ đang tìm hiểu các tự học Digital Marketing . Tuy nhiên, nên bắt đầu từ đâu với những người mới. Hiểu được vấn đề đó, bài viết dưới đây chia sẻ với các bạn 5 bước tự học Digital Marketing cho người mới bắt đầu, hy vọng sẽ giúp được bạn trong việc học hỏi và phát triển trong lĩnh vực này.

1. Tìm hiểu các khái niệm cơ bản

Các hiểu biết cơ bản về digital marketing sẽ giúp người học có định hướng và lộ trình rõ ràng khi thực hành nghề. Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, digital marketing đem lại nhiều lợi thế cho những ai thấu hiểu và thành thạo mảng này.

Song điều đó chỉ đến khi, ngay tại bước khởi đầu, người học có được hiểu biết cơ bản về digital marketing như: digital marketing là gì, lợi ích của digital marketing, cơ chế hoạt động, cách thức ứng dụng digital marketing vào thực tiễn và các kênh digital marketing…

Digital marketing là một lĩnh vực thú vị, dễ tiếp cận, song cũng vô cùng phức tạp nếu muốn khai thác chuyên sâu về nó. Trong đó, các nền tảng digital marketing như website, google, facebook, youtube… là những nền tảng được đa số người dùng và cũng là những “mảnh đất” màu mỡ cho các digital marketer khai thác.

Để xây dựng được câu trả lời hoàn hảo cho các câu hỏi trên và từ đó có định hướng chuẩn xác về ngành, người học cần có sự tìm hiểu nhất định thông qua các sách vở, giáo trình hoặc tài liệu về digital marketing, hoặc đơn giản hơn là thông qua một giảng viên tận tình hướng dẫn ngay từ điểm xuất phát.

Xem thêm:10 tài liệu tự học digital marketing online cho người mới bắt đầu

2. Xây dựng kiến thức nền và tư duy làm digital marketing

Kiến thức nền về marketing nói chung và digital marketing là vô cùng quan trọng, cũng giống như việc xây nhà, phải có một hệ thống nền vững chắc mới có thể phát triển. Các kiến thức nền về marketing như: định nghĩa, mục tiêu, vai trò của marketing, các công cụ marketing, các hiểu biết về người tiêu dùng, về doanh nghiệp, thương hiệu… đều là những nền móng cơ bản để xây dựng chiến lược marketing hợp lý và vận dụng digital marketing hiệu quả.

Thông thường, với những sinh viên chuyên ngành marketing hoặc kinh tế, họ sẽ học rất nhiều môn có liên quan và thực hành, trong khi người mới bắt đầu học về digital marketing sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ.

Việc có kiến thức nền vững chắc sẽ đem lại cái nhìn toàn cảnh về marketing nói chung và digital marketing cũng như xây dựng hiểu biết rõ ràng về các chiến lược marketing mà sau này người học sẽ phải thiết lập, hoặc thậm chí, phục vụ cho việc quản lý và giám sát – nếu người học là chủ doanh nghiệp và có ý định hợp tác với agency marketing.

Ngoài ra, người học còn phải nắm rõ các thuật ngữ cơ bản và đồng thời xây dựng tư duy làm digital marketing. Bởi lẽ,  tuy cùng là hoạt động marketing song digital marketing hoàn toàn khác với marketing truyền thống, sự khác biệt về phương tiện truyền tải thông điệp dẫn đến cách thức vận dụng và tư duy thực hành cũng phải có sự khác biệt và bứt phá.

Việc vận dụng các kênh digital marketing do đó đòi hỏi marketer phải có một tư duy hoàn toàn bứt phá để lên kế hoạch khai thác và tối ưu chúng, qua đó đem lại lợi nhuận cho bản thân và doanh nghiệp,

3. Tìm hiểu về các kênh Digital Marketing

Mỗi kênh digital marketing đều đem lại lợi ích cũng như có những hạn chế khác nhau, phù hợp với từng mục tiêu và lĩnh vực hoạt động kinh doanh đặc thù. Do đó, người học nên tìm hiểu về các kênh digital marketing phổ biến hiện nay để có hiểu biết cơ bản về từng kênh, rồi sau đó đi sâu nghiên cứu về kênh digital marketing thích hợp và vận dụng, tối ưu hóa kênh digital marketing đã lựa chọn cho mục đích cá nhân.

Có thể kể đến như kênh Google Ads thích hợp với việc kinh doanh dài hạn, với các mặt hàng lâu dài như nội thất, máy tính, trong khi Facebook Ads lại phục vụ tối ưu nhất với các mặt hàng ngắn ngày, theo mùa và các chiến dịch quảng cáo ngắn hạn.

Bên cạnh đó, nếu muốn xây dựng và duy trì thương hiệu cá nhân, uy tín của bản thân, người học nên cân nhắc đến việc phát triển kênh Youtube hoặc Tiktok.

Ngoài ra, khi muốn thành lập và phát triển một thương hiệu, doanh nghiệp sẽ cần tập trung đẩy mạnh phát triển website thương hiệu, với tên miền, logo, slogan…thu hút người tiêu dùng và do đó, phải thực hiện SEO (tối ưu công cụ tìm kiếm) với website của mình để gia tăng mức độ uy tín cũng như bán hàng.

Nắm bắt được các đặc điểm riêng và ưu/nhược của từng kênh digital marketing, người học sẽ bước đầu tạo dựng các chiến lược marketing hiệu quả và có định hướng học hỏi chính xác, tránh lãng phí thời gian và công sức.

Đa số các kênh digital marketing đều vận hành dựa trên việc kết nối và khai thác thông tin người dùng, từ đó cho ra các nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh một cách chuẩn xác và đáng tin cậy.

Chẳng hạn, các công cụ như Facebook Insights, Facebook Audiences sẽ hỗ trợ việc set quảng cáo một cách hiệu quả, tăng tỷ lệ tiếp cận/chốt đơn trong khi giảm thiểu được nhiều chi phí phát sinh nhất có thể.

Chính vì vậy,  để khai thác và sử dụng các kênh digital marketing một cách tối ưu cho mục đích của mình, người học nên có sự đào sâu và tìm hiểu về các công cụ hỗ trợ trong mỗi kênh digital marketing.

Bởi hoạt động marketing suy cho cùng cũng là nhằm mục đích phục vụ cho việc kinh doanh và phát triển thương hiệu, do đó, việc thấu hiểu từng lợi ích và cách vận dụng mỗi kênh marketing sẽ không bao giờ là thừa đối với người học digital marketing.

4. Phân tích các Case Study

Xem thêm: Case study là gì? Phương pháp nghiên cứu case study

Các case study là những kho kiến thức tiềm tàng mà không phải ai cũng nhận ra. Cũng giống như trong cuộc sống, các bài học đến từ việc trải nghiệm – và đúc kết thành kinh nghiệm thường được tiếp thu một cách dễ dàng hơn so với việc “tụng kinh” các lý thuyết. Ở đây chúng tôi không so sánh mức độ dễ tiếp thu của lý thuyết và kinh nghiệm, bởi mỗi loại kiến thức sẽ có những ưu điểm riêng và do đó, cần được tiếp thu theo các cách học khác nhau.

Với những người học chuyên sâu và bài bản, họ sẽ thường đi từ lý thuyết đến thực hành, và thường chỉ được thực hành qua những khoảng thời gian thực tập hoặc hành nghề, nên hệ thống kiến thức phục vụ cho việc thực hành của họ sẽ vô cùng vững chắc, và họ sẽ tự tạo case study để làm phong phú thêm nguồn kinh nghiệm của mình.

Trong khi đó, với những người học không chuyên ngành, việc tiếp cận kiến thức chuyên môn là một điều xa xỉ, và các case study thậm chí còn là điều xa xỉ gấp bội.

Hiện nay, với sự phát triển của internet cùng với một số lượng lớn các diễn đàn marketing, người học không chuyên có thể được tiếp cận nhiều kiến thức và case study hơn.

Tuy nhiên, sự phát triển về số lượng lại đặt ra nhiều trăn trở về mặt chất lượng. Người mới bắt đầu nếu không có sự hướng dẫn chặt chẽ hoàn toàn có thể bị “chìm” giữa “biển” kiến thức mênh mông mà không thể chọn lọc.

Sự ra đời của các lớp học đào tạo digital marketing là một trong những lựa chọn thích hợp cho người mới bắt đầu tìm hiểu về digital marketing. Với sự hướng dẫn nhiệt tình và cặn kẽ của các chuyên gia đào tạo – cũng chính là các chuyên gia marketing lão luyện – đây sẽ là con đường thích hợp nhất để người học được tiếp cận với nguồn đa dạng các case study, cũng như được chọn lựa các case study tốt nhất phục vụ cho việc học và thậm chí, được hướng dẫn về cách khai thác, rút tỉa bài học kinh nghiệm từ các case study và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh sau này.

>> Xem thêm: Các công cụ Digital Marketing phổ biến hiện nay

5. Thực hành sử dụng các kênh Digital Marketing

Các kiến thức sẽ hoàn toàn trở nên lãng phí nếu chúng không được ứng dụng vào thực tiễn để “sống”. Phải khai thác và tận dụng digital marketing cho hoạt động thực tiễn, tạo ra giá trị thực thì mới không lãng phí thời gian và công sức học.

Đặc biệt, cho dù bạn có nắm giữ bao nhiêu kiến thức, song khi hành nghề trên thực tế, các nhà tuyển dụng lại chỉ quan tâm đến các kết quả mà bạn đạt được, và chúng phải được cụ thể thành các số liệu, các thành tựu được kiểm chứng, được hiện hữu.

Chẳng hạn như bạn đã xây dựng được một trang web, với lượt tiếp cận là bao nhiêu, các bài content chuẩn SEO của bạn có lượt traffic bao nhiêu, top bao nhiêu trên kết quả tìm kiếm…

Đó là những giá trị thực mà những hiểu biết về digital marketing đem lại cho người học, cho doanh nghiệp tuyển dụng và thậm chí là cho mọi người – khi những kiến thức trở nên hữu ích.

Chính vì vậy, việc “học” cần phải đi đôi với “hành”, đặc biệt với người học không chuyên, việc thực hành nên và cần thiết phải được tiến hành ngay lập tức, song song với việc tiếp nạp kiến thức mới. Có như vậy thì việc học mới trở nên hiệu quả và hữu ích, đúng như ý nghĩa của nó.

Người học có thể tự xây dựng cho mình một trang web trên các nền tảng miễn phí, tự tạo một tài khoản và chạy một chiến dịch marketing giả định, đọc và phân tích các số liệu, hoặc thử tạo dựng một kênh Youtube/Tiktok và xây dựng nội dung video, đồng thời sử dụng các kiến thức đã học để tối ưu kênh digital marketing của mình.

Hiện tại, Nguyễn Trung Bá có đang triển khai các lớp học về digital marketing cũng như khóa học tối ưu từng kênh digital marketing riêng tại website nguyentrungba.edu.vn. Tại các khóa học này, Nguyễn Trung Bá sẽ chia sẻ đến quý Anh/Chị học viên các kiến thức cũng như thực hành tối ưu các nền tảng digital marketing. Từ đó giúp các Anh/Chị sử dụng các nền tảng này phục vụ cho mục đích tối đa hóa lợi nhuận của mình.

Các lớp học đều được triển khai theo hướng dẫn nêu trên, lấy người học làm trung tâm và hướng đến truyền tải các kiến thức đem lại giá trị thực cho người học.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ các kiến thức mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý độc giả cũng như quý học viên về hướng dẫn tự học digital marketing cho người mới bắt đầu. Chúng tôi mong rằng với những kiến thức trên, quý độc giả cũng như Anh/Chị học viên có thể xây dựng được cho mình những hiểu biết cơ bản và lên lộ trình để học digital marketing một cách phù hợp.

>> Xem thêm: Khóa học Digital Marketing online tại TPHCM đúc kết 05 năm

>> Xem thêm: Dịch vụ Digital marketing online tổng thể, đa nền tảng

>> Xem thêm: Digital Marketing Plan – Các Bước Lập Kế Hoạch Digital Marketing