Bài viết dưới đây cung cấp đến quý độc giả về digital marketing plan và các bước cụ thể lập kế hoạch digital marketing trong chiến lược Marketing.
Nội dung bài viết
1. Kế hoạch Digital Marketing là gì?
Kế hoạch Digital Marketing (kế hoạch tiếp thị kỹ thuật số) là một trong những yếu không thể thiếu trong một chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Đặc biệt, khi doanh nghiệp muốn triển khai một chiến lược Marketing đem lại hiệu quả thì kế hoạch Marketing lại càng cần được chú trọng để tạo nên hiệu quả tối đa nhất.
Không có một định nghĩa cụ thể về kế hoạch Digital Marketing là gì, tuy nhiên, nếu suy ra từ định nghĩa của Digital Marketing: “Là thực hiện các công việc Marketing dựa trên các phương tiện điện tử và môi trường Internet qua đó đẩy mạnh nhu cầu của khách hàng bằng cách tương thích với nhu cầu của họ” (Chaffey, 2013), thì kế hoạch Digital Marketing có thể được hiểu đơn giản chính là việc hoạch định các mục tiêu, công việc, kết quả và timeline thực hiện cụ thể cho từng vấn đề.
Cũng giống như các mảng marketing khác nói chung, digital marketing hướng đến mục đích cuối cùng là góp phần triển khai hiệu quả chiến lược marketing mà doanh nghiệp đã xây dựng nhằm góp phần tăng trưởng hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Digital marketing là gì? Tổng quan kiến thức cần biết
2. Các bước lập kế hoạch Digital Marketing hiệu quả
Một kế hoạch Digital Marketing hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao doanh thu cũng như tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng. Kế hoạch Digital Marketing sẽ khác nhau tùy theo nhu cầu cũng như mục tiêu của từng doanh nghiệp. Nhưng, chung quy thì mục tiêu chung của kế hoạch Digital Marketing là đều đạt được mục tiêu đã đề ra.
Hãy cùng Bá tham khảo các bước lập một kế hoạch Digital Marketing hiệu quả để anh/chị có thể tự lập được một kế hoạch cho cá nhân hoặc cho doanh nghiệp của mình nhé.
2.1 Định hình mục tiêu cho kế hoạch
Là một phần của chiến lược marketing, hiển nhiên kế hoạch digital marketing cần hướng đến mục tiêu chung của chiến lược marketing, trong đó kế hoạch digital marketing cũng phải có các mục tiêu cụ thể. Nếu chiến lược marketing là một bản phác thảo đa dạng trên nhiều lĩnh vực, thì vai trò của kế hoạch marketing là cụ thể và hiện thực hóa nó trong mảng digital marketing với công cụ chính là các kênh digital marketing tốt nhất.
Mục tiêu của kế hoạch digital marketing do đó càng rõ ràng càng tốt. Trong một số trường hợp, mục tiêu của kế hoạch digital marketing thường trùng khớp với mục tiêu của chiến lược marketing – khi doanh nghiệp muốn xu hướng triển khai hoạt động tiếp thị trên duy nhất một mảng là digital marketing.
Đây cũng là xu hướng chung của nhiều doanh nghiệp không có nhiều ngân sách cho hoạt động marketing, cũng như cá nhân kinh doanh (bán hàng online…), trong bối cảnh digital marketing đang dần dần thay thế cho hoạt động marketing truyền thống.
Một số mục tiêu kế hoạch digital marketing cụ thể mà doanh nghiệp có thể sử dụng như: xây dựng website nổi tiếng ở top X công cụ tìm kiếm, hoặc đạt được Y lượt thích cho fanpage, các kênh affiliate marketing bán được ZZZ sản phẩm… Càng rõ ràng, thì các digital marketer càng dễ dàng trong việc xây dựng các kịch bản cũng như triển khai các chiến dịch phù hợp.
Tuy nhiên, việc xây dựng mục tiêu cho kế hoạch digital marketing thường không dễ dàng. Doanh nghiệp nên cân nhắc tham khảo các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, hoặc lắng nghe các đề xuất từ agency marketing mà mình cộng tác để xây dựng các mục tiêu khả thi nhất.
2.2 Xây dựng kịch bản cho kế hoạch Digital Marketing
Một kịch bản rõ ràng sẽ giúp cho kế hoạch marketing trở nên dễ dàng thực hiện và qua đó, tiết kiệm chi phí và gia tăng hiệu quả cho hoạt động marketing của doanh nghiệp.
a) Nội dung kịch bản
Trong kịch bản digital marketing, bạn cần chỉ ra các vấn đề: ý tưởng và nội dung cụ thể của hoạt động marketing trên nền tảng kỹ thuật số mà doanh nghiệp muốn triển khai là gì, chuyên ngành digital marketing mà doanh nghiệp hướng tới, kênh digital marketing sử dụng để thực hiện kế hoạch, đối tượng mà hoạt động digital marketing hướng tới là những ai, các chỉ tiêu cụ thể cho việc triển khai hoạt động digital marketing trên các kênh digital marketing và các tiêu chí đánh giá hiệu quả cho kế hoạch digital marketing. Những vấn đề trên có thể xem là “mấu chốt” để hiện thực hóa kế hoạch digital marketing.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể xây dựng một kịch bản cho kế hoạch digital marketing. Để làm được một kịch bản digital marketing sát sao với kế hoạch từ trước và cặn kẽ đến từng chi tiết, điều này đòi hỏi phải có sự tham gia xây dựng từ các digital marketer đến từ các chuyên ngành khác nhau trong lĩnh vực này: quảng cáo (qua email, Google Ads, Facebook Ads…), content, SEO, truyền thông mạng xã hội (facebook, instagram, tiktok).
Một chuyên gia digital marketer nắm vững và thành thạo tất cả các chuyên ngành trên – tuy nghe có vẻ bất khả thi nhưng lại là điều hoàn toàn có thể – là một lựa chọn tối ưu nhất cho doanh nghiệp nếu muốn tiết kiệm về mặt nhân lực, chi phí, thời gian và hiệu quả.
b) Ngân sách
Ngoài ra, một kịch bản digital marketing còn đòi hỏi doanh nghiệp phải hoạch định được mức ngân sách cụ thể. Ngân sách là yếu tố quyết định trực tiếp đến việc thực hiện, khi mức ngân sách mà doanh nghiệp đưa ra quá thấp, hiệu quả mang lại sẽ không cao, đổi lại, khi doanh nghiệp sẵn sàng “hào phóng” xuống tiền cho bất kỳ kịch bản marketing nào miễn là hiệu quả, những gì doanh nghiệp nhận về sẽ hoàn toàn tương xứng với sự mong đợi (tất nhiên vẫn phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ marketer).
Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng ngân sách “chỉ nên là công cụ, không bao giờ được là rào cản” cho một kế hoạch hay một chiến lược. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể linh hoạt điều chỉnh mức ngân sách, theo dự báo và đánh giá hiệu quả từ các marketer, để tiết kiệm các chi phí không cần thiết, hoặc phân bổ các ngân sách sao cho tập trung vào các khoản đem lại hiệu quả cao.
Điều quan trọng nhất trong việc lên kịch bản và thực hiện kế hoạch digital marketing chính là hiệu quả, doanh nghiệp nên ưu tiên các kịch bản và thậm chí, sẵn sàng thay đổi trong quá trình thực hiện để đạt hiệu quả digital marketing ở mức cao nhất.
c) Timeline
Timeline (dòng thời gian) cho phép doanh nghiệp vạch ra một lộ trình hoàn hảo, rõ ràng và tiết kiệm thời gian ở mức tối đa có thể. Điều này cũng đặt ra trách nhiệm cho marketer nhằm đảm bảo đội ngũ marketer sẽ triển khai kế hoạch đúng thời hạn và sẵn sàng chịu trách nhiệm nếu không đảm bảo thời hạn đã đề ra.
Ngoài ra, timeline cho phép doanh nghiệp chia nhỏ quỹ thời gian nhằm đảm bảo cho việc tiếp cận đầy đủ, tránh bỏ sót bất kỳ chỉ mục nào trong kịch bản khi thực hiện.
Việc lên timeline đòi hỏi marketer không chỉ hiểu về chuyên ngành thực hiện mà còn phải có kinh nghiệm triển khai trong thực tiễn trước đó, thấu hiểu một cách chặt chẽ về việc thực hiện kế hoạch digital marketer mới có thể đưa ra một thời hạn mang tính thực tế cao và đảm bảo hiệu quả.
Xem thêm: Hướng dẫn tự học Digital Marketing cho người mới bắt đầu
2.3 Phân tích và đưa ra giải pháp thực hiện
Những vấn đề trong kịch bản sẽ mãi mãi chỉ là lý thuyết viển vông nếu doanh nghiệp không thực sự đưa ra các phân tích cụ thể và biện pháp thực hiện.
Chẳng hạn, chuyên ngành digital marketing mà doanh nghiệp hướng tới chủ yếu là SEO Website, song nếu không có các biện pháp cụ thể (lộ trình SEO, lượt traffics, lượt click, kỹ thuật SEO, công cụ đo lường…) thì website của doanh nghiệp sẽ khó đem lại kết quả SEO như mong đợi.
Hay mặc dù tìm ra xác định đối tượng khách hàng cụ thể, song sẽ vô cùng lãng phí nếu không sử dụng tốt các công cụ hỗ trợ quảng cáo Facebook để phục vụ cho việc tìm ra insights và thu hẹp phạm vi đối tượng mà quảng cáo nhắm đến.
Để đưa ra các biện pháp thực sự hữu ích cho kế hoạch marketing, doanh nghiệp cần có sự phân tích chặt chẽ ở nhiều khía cạnh. Một số khía cạnh được gợi ý bao gồm: hành vi tiêu dùng của khách hàng, sự cạnh tranh và thị phần, SWOT để tìm ra hướng đi thích hợp nhất, đúng như câu nói “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
a) Phân tích SWOT
Phân tích SWOT (thế mạnh, nhược điểm, cơ hội, thách thức) là việc doanh nghiệp đứng từ góc độ của chính bản thân để nhìn về thị trường, nhìn về người tiêu dùng, các đối thủ cạnh tranh. Giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về những gì mình đang có, những nhược điểm, các cơ hội đang tiềm tàng trên thị trường cũng như các thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt nếu triển khai kế hoạch marketing này.
Qua đó, dưới góc nhìn chính mình, doanh nghiệp sẽ xây dựng nên một bức tranh tổng thể về thị trường để có những kế sách chắc chắn cho việc thực hiện kế hoạch marketing một cách hiệu quả.
b) Phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng
Phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải thực sự hiểu về khách hàng. Khách hàng ở đây có thể là nhóm đối tượng mà doanh nghiệp khoanh vùng sẽ có nhu cầu mua hàng của mình, hoặc rộng hơn là nhóm đối tượng mà kế hoạch marketing hướng tới thu hút, bao gồm cả người thân, bạn bè, các đối tượng bao quanh khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Gia tăng độ phủ sóng của thương hiệu đồng thời tạo dựng ấn tượng trong lòng mọi người, để từ đó khiến cho họ nhớ đến khi xuất hiện nhu cầu không chỉ là mục đích của kế hoạch digital marketing mà còn là mục đích của hoạt động marketing nói chung.
>> Xem thêm: Ngành digital marketing học trường nào? Top 7 trường đào tạo tại TPHCM
c) Phân tích cạnh tranh
Phân tích cạnh tranh là bước không thể thiếu cho doanh nghiệp nếu muốn giành ưu thế trên thị trường, đặc biệt là với các start-up – những doanh nghiệp nhỏ phải cạnh tranh và đang chực chờ trước nguy cơ bị các doanh nghiệp lớn “nuốt chửng”.
Doanh nghiệp cần phải xác định vị thế của mình trong thị trường ngành hàng, xác định các đối thủ cạnh tranh trên “sân chơi” digital marketing đã lựa chọn. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp muốn tấn công mạnh vào mảng SEO thì buộc doanh nghiệp phải xác định các tên tuổi có sẵn, các tên tuổi lớn đang nằm từ top 1 đến top 10, để qua đó có các biện pháp SEO cụ thể và hiệu quả nhằm cạnh tranh với họ.
Mặt khác, phân tích các đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp nhận ra đâu là SWOT của họ, qua đó chọn cho mình một con đường ngắn hơn, dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn. VD: nếu các đối thủ đang đẩy mạnh vào mảng truyền thông mạng xã hội, doanh nghiệp có thể dùng các kênh affiliate marketing để tạo một lối đi riêng hiệu quả mà ít sự cạnh tranh hơn.
2.4 Đo lường các kết quả và KPI
Đây là bước cuối cùng trong kế hoạch digital marketing của doanh nghiệp. Dù là digital marketing hay bất kỳ lĩnh vực nào đi nữa thì khi xây dựng kế hoạch, việc đặt ra các kết quả, KPI và sau khi thực hiện, một lần nữa xác minh hiệu quả thực hiện bằng cách đo lường vẫn luôn phải có. Bởi thông qua việc đo lường và so sánh với những chỉ tiêu đã đặt ra ban đầu, doanh nghiệp hoàn toàn có thể nhận thấy hiệu quả hoạt động, mức độ đạt được mục đích và những thành quả đã gặt hái.
Khi kết quả mà doanh nghiệp nhận được là quá ít, điều đó cho thấy (1) là mục tiêu của kế hoạch digital marketing mà doanh nghiệp đặt ra ban đầu không khả quan và/hoặc (2) là quá trình lên kịch bản và thực hiện đã có vấn đề.
Cụ thể, những vấn đề có thể nằm ở các chỉ mục đã lên trong kịch bản không trùng khớp hoặc không đúng hướng để đạt được mục tiêu đề ra, hoặc trong quá trình thực hiện đã có những sai sót hoặc các tình huống khó khăn làm ảnh hưởng đến năng suất thực hiện kế hoạch.
Doanh nghiệp khi đó cần phải tiến hành điều chỉnh và tối ưu hóa kế hoạch digital marketing của mình, thực hiện và đo lường lại. Dĩ nhiên điều này sẽ dẫn đến hao tốn rất nhiều thứ: thời gian, chi phí… Không doanh nghiệp nào mong muốn điều này xảy ra, vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng một kế hoạch digital marketing chỉn chu ngay từ đầu.
Trên đây là toàn bộ các phân tích của chúng tôi về digital marketing plan – kế hoạch digital marketing và các bước lập kế hoạch digital marketing. Chúng tôi mong rằng với những kiến thức trên, quý độc giả cũng như Anh/Chị học viên có thể xây dựng được cho mình những hiểu biết cơ bản về digital marketing và lên một kế hoạch digital marketing hoàn hảo phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
>> Xem thêm: Khóa học Digital Marketing online tại TPHCM đúc kết 05 năm
>> Xem thêm: Dịch vụ Digital marketing online tổng thể, đa nền tảng
>> Xem thêm: Các công cụ Digital Marketing phổ biến hiện nay
Nguồn tham khảo:
Chaffey. D (2013), Definitions of E-marketing vs Internet vs Digital marketing, Smart Insight Blog.