Roadmap là gì? 5 Bước xây dựng roadmap hiệu quả

Roadmap là gì

Trong quá trình triển khai dự án, roadmap đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về roadmap là gì và cách xây dựng roadmap hiệu quả cho dự án. Trong bài viết này, Bá sẽ giải đáp Roadmap là gì? và hướng dẫn 5 bước xây dựng roadmap hiệu quả để triển khai cho dự án của doanh nghiệp.

Roadmap là gì?

Roadmap là một công cụ trực quanchiến lược phác thảo rõ ràng các thành phần, cột mốc và mốc thời gian chính của dự án đồng thời cung cấp cái nhìn tổng quan về các mục tiêu, sản phẩm và chỉ số tiến độ của dự án.

roadmap là gì
Hình minh họa roadmap của dự án Digital Marketing trong 3 tháng

Tầm quan trọng của Roadmap

Roadmap là gì?Tầm quan trọng của Roadmap
Roadmap là gì?Tầm quan trọng của Roadmap

Một roadmap chất lượng không chỉ là công cụ để lên kế hoạch mà còn là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt được thành công trong dự án. Chính vì vậy roadmap có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình triển khai dự án của doanh nghiệp.

Trong quá trình triển khai dự án, một roadmap chất lượng sẽ giúp:

  • Xây dựng và tăng cường định hướng chiến lược: Thông qua Roadmap, doanh nghiệp sẽ có một cách nhìn tổng quát về kế hoạch trong tương lai. Từ đó, xác định được đích đến cũng như cách đạt được nó.
  • Nắm rõ thứ tự thực hiện công việc: Trên cơ sở roadmap, doanh nghiệp có thể xác định được đâu là nhiệm vụ cần ưu tiên được hoàn thành. Giúp đạt được mục tiêu đề ra và giảm tối đa việc lãng phí tài nguyên.
  • Thể hiện sự nhất quán: Việc có một Roadmap chuyên nghiệp sẽ giúp những bên liên quan (Stakeholders) có hiểu biết giống nhau đồng thời cam kết thực hiện theo một mục tiêu chung.

Phân loại Roadmap

Hiện nay, có rất nhiều loại roadmap khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào loại dự án cũng như doanh nghiệp thực hiện. Trong đó, roadmap được chia thành hai loại phổ biến, thường được sử dụng là Project Roadmap và Product Roadmap.

Roadmap là gì? Phân loại Roadmap
Roadmap là gì? Phân loại Roadmap

Project Roadmap

Project Roadmap (lộ trình dự án): được biết đến là bản đồ chiến lược trong quá trình quản lý dự án. Lộ trình này thường được dùng như một công cụ trực quan và giúp phác thảo rõ các yếu tố quan trọng trong dự án như mốc thời gian.

Thông qua đó, người điều hành có thể theo dõi sát sao toàn bộ quy trình dự án từ giai đoạn khởi đầu cho đến lúc hoàn thành, thông qua các cột mốc quan trọng, nhiệm vụ cũng như phân bố tài nguyên.

>>>Tìm hiểu thêm: 25+ Mẫu Tin nhắn tri ân khách hàng gây ấn tượng mạnh

Product Roadmap

Product Roadmap (lộ trình sản phẩm): là bản đồ quản lý việc phát triển sản phẩm giúp cung cấp các thông tin chung, định hướng, ưu tiên và tiến độ sản phẩm được thực hiện theo thời gian.

Từ loại roadmap này, doanh nghiệp có thể tạo kế hoạch chi tiết về sự phát triển, ra mắt cũng như cập nhật sản phẩm theo từng giai đoạn. Đặc biệt, không chỉ giúp quản lý sản phẩm trong thời điểm hiện tại, Product Roadmap còn xây dựng nền tảng cho sự phát triển của sản phẩm mới trong tương lai.

3 Sai lầm phổ biến về Roadmap (lộ trình)

Hiện nay, khi nói về roadmap (lộ trình) là gì? Nhiều người vẫn còn đang mắc phải 3 sai lầm về Campaign Roadmap dưới đây:

Roadmap là gì? 3 sai lầm phổ biến về Roadmap
Roadmap là gì? 3 sai lầm phổ biến về Roadmap

Roadmap backlog

Đây là sai lầm nhiều người gặp phải nhất giữa hai khái niệm định nghĩa này. Nhưng Roadmap không phải là backlog mặc dù cả hai đều là công cụ quản lý và lập kế hoạch, roadmap và backlog đang phục vụ các mục đích hoàn toàn khác nhau trong quá trình phát triển dự án hoặc sản phẩm của doanh nghiệp.

Để hiểu một cách đơn giản nhất Roadmap là gì? và Backlog là gì?

  • Roadmap là lộ trình chiến lược dài hạn giúp xác định các mục tiêu chính, các mốc quan trọng cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời roadmap cung cấp cái nhìn tổng quan cho toàn bộ chiến lược.
  • Backlog là danh sách các công việc cụ thể, bao gồm các yêu cầu, nhiệm vụ và tính năng cần phát triển trong dự án. Hay nói một cách khác thì Backlog cụ thể, chi tiết hơn so với roadmap trong quá trình triển khai dự án.

Roadmap là công cụ giúp theo dõi dự án

Roadmap không phải là công cụ theo dõi dự án mặc dù roadmap giúp theo dõi tiến độ công việc nhưng đây chỉ được xem là một công cụ trực quan để có thể theo dõi dự án một cách tổng quan nhất mà thôi và đặc biệt roadmap không sở hữu các chức năng quản lý chi tiết như những phần mềm quản lý dự án nên không thể được xem là công cụ theo dõi dự án.

Roadmap là danh sách các tính năng

Trong quá trình xây dựng campaign roadmap, thì có thể hiểu roadmap không chỉ là danh sách các tính năng mà tùy theo từng dạng roadmap thì những thông tin được thể hiện trong lộ trình sẽ khác nhau.

Nội dung trong roadmap có thể bao gồm các tính năng chính (trong Product Roadmap), các hoạt động cần thực hiện (trong Project Roadmap) hoặc các mục tiêu cần đạt được (trong Marketing Roadmap). Ngoài ra, các tính năng được đưa vào roadmap thường là những tính năng quan trọng và nổi bật nhất, tùy thuộc vào quá trình xây dựng, triển khai dự án.

>>Tham khảo thêm: Giải Case là gì? 5 bước phân tích case study

5 Bước xây dựng roadmap hiệu quả trong kinh doanh

Sau khi đã biết được road map là gì, tiếp theo hãy cùng Bá tìm hiểu 5 bước xây dựng roadmap trong kinh doanh mà bạn cần tuân thủ để xây dựng cho doanh nghiệp của mình một roadmap hiệu quả nhất:

Roadmap là gì? 5 bước xây dựng Roadmap trong kinh doanh
Roadmap là gì? 5 bước xây dựng Roadmap trong kinh doanh

Bước 1: Xác định mục tiêu

Xác định mục tiêu là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất khi xây dựng một roadmap hiệu quả. Chỉ khi hiểu rõ mục tiêu, bạn mới có thể định hướng, phát triển các chiến lược để đạt được nó một cách tốt nhất.

Một điều cần lưu ý là mục tiêu này cần phải xây dựng theo chiến lược (SMART): Cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thực tế cũng như là có thời hạn rõ ràng.

Ví dụ cần phải trả lời các câu hỏi để xác định mục tiêu cho Roadmap như:

  • Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp là gì?
  • Tầm nhìn của doanh nghiệp trong tương lai là gì?
  • Làm thế nào để các mục tiêu này phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể?

>Xem thêm: Ví dụ về Mô hình SMART và cách ứng dụng vào doanh nghiệp

Bước 2: Xác định rõ những cột mốc quan trọng (Milestones)

Những cột mốc quan trọng (Milestones) là những điểm đánh dấu chính trong roadmap của dự án mà bạn đang triển khai cho doanh nghiệp. Cột mốc được đánh giá là các điểm dừng trên con đường phát triển dự án mà bạn đang đi theo. Từ những điểm này, bạn có thể đánh giá tiến độ cũng như điều chỉnh và tái thiết lập kế hoạch (nếu cần).

Bước 3: Phân chia rõ ràng công việc, tài nguyên

Trên thực tế, mỗi cột mốc đều có những nhiệm vụ cụ thể và đòi hỏi bạn cần phân bố tài nguyên hợp lý để có thể hoàn thành đúng thời hạn. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, nhóm và các công việc đều được chia đều, rõ ràng cho mọi người.

Bước 4: Thể hiện sự linh hoạt

Một roadmap hiệu quả không chỉ vạch ra lộ trình và mục tiêu rõ ràng mà còn phải đủ linh hoạt để thích ứng với những thay đổi không thể tránh khỏi. Sự linh hoạt giúp doanh nghiệp nhanh chóng điều chỉnh chiến lược, tận dụng cơ hội mới và vượt qua các thách thức bất ngờ mà không làm gián đoạn tiến trình thực hiện.

Một roadmap được đánh giá là hiệu quả không phải là một kế hoạch cố định không thể thay đổi. Ngược lại, roadmap chỉ thực sự đạt được kết quả tốt nếu nó có sự linh hoạt và thường xuyên được điều chỉnh dựa trên các biến động của thị trường cũng như những thay đổi trong chiến lược của doanh nghiệp.

Bước 5: Thường xuyên giao tiếp

Như đã đề cập ở trên, để road map đạt được thành công như mong đợi cần phải có sự hiểu rõ nội dung, phối hợp chặt chẽ cũng như cam kết thực hiện giữa những bên liên quan. Điều này chỉ có thể được thực hiện thông qua sự giao tiếp minh bạch và thường xuyên để định hình các nhóm luôn đi đúng hướng.

Ví dụ về Roadmap thực tế

Ngoài hiểu rõ Roadmap là gì, thì đối với ngành Digital Marketing việc xây dựng Roadmap cho một chiến dịch Digital Marketing của thương hiệu, doanh nghiệp là bước đầu để hiệu quả cho chiến dịch của doanh nghiệp.

Để có thể xây dựng roadmap triển khai cho kế hoạch Digital Marketing của một thương hiệu:

  • Đầu tiên cần phải xác định được thời gian triển khai, mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn là tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng doanh thu hay thu hút khách hàng mới.
  • Sau đó đến nội dung triển khai cho từng giai đoạn thì sẽ phân bổ chi tiết các công việc triển khai như (SEO, Facebook, TikTok,…) với thời gian triển khai theo từng tuần trong từng giai đoạn.
  • Cuối cùng, định kỳ đo lường kết quả để kịp thời điều chỉnh chiến lược, đúng tiến độ và đạt được mục tiêu.
ví dụ về roadmap (lộ trình)
Ví dụ về roadmap digital marketing lĩnh vực thời trang thể thao trong 3 tháng

Mối liên kết giữa Product Vision, Product Roadmap và Release Planning

Mối liên kết giữa Product Vision (Tầm nhìn sản phẩm), Product Roadmap và Release Planning được đánh giá là chìa khóa giúp một doanh nghiệp vừa phát triển sản phẩm theo đúng kế hoạch vừa đáp đúng được nhu cầu của thị trường.

Nếu Product Vision giúp tạo ra một định hướng chung thì Product Roadmap sẽ cung cấp một lộ trình chi tiết cũng như Release Planning sẽ thể hiện việc phân phối sản phẩm được thực hiện đúng thời gian và theo từng giai đoạn cụ thể.

Tổng kết

Có thể thấy rằng, việc hiểu rõ Roadmap cũng như nắm được cách thực hiện nó một cách hiệu quả là điều cực kỳ quan trọng nhằm tạo nên sự thành công của doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch chiến lược, quản lý dự án và phát triển sản phẩm.

Thông qua việc xây dưng Roadmap, doanh nghiệp có thể nhìn thấy rõ về con đường phát triển đồng thời có khả năng thay đổi linh hoạt theo những biến đổi của thị trường. Vì vậy, điều quan trọng nhất là hãy luôn xây dựng roadmap của doanh nghiệp phản ánh được đúng tầm nhìn chiến lược, tính linh hoạt cũng như khả năng đáp ứng được nhu cầu thực tế.

>>> Xem thêm: Những rủi ro khi kinh doanh Online: 7 Mối nguy chủ Shop cần lưu ý

Để lại một bình luận