Học ngành Marketing có dễ xin việc không? Đây là câu trả lời

nganh marketing co de xin viec khong

Mùa thi đang đến cận kề và câu hỏi: học ngành marketing có dễ xin việc không ? đang được rất nhiều bạn học sinh cuối cấp đặc biệt quan tâm.

Marketing được đánh giá là một trong những ngành luôn luôn có nhu cầu việc làm dù ở bất cứ thời kỳ nào. Nhưng thực tế đây là một ngành lớn có rất nhiều chuyên ngành nhỏ, vì vậy hãy cùng tìm hiểu về marketing và nhu cầu việc làm của ngành nghề này để có thể có quyết định một cách chính xác.

Ngành Marketing có dễ xin việc không ?

Ngành Marketing là một trong những ngành học hot hiện nay, được nhiều người lựa chọn để học tập và học hỏi. Các trường đại học đào tạo ngành Marketing thì tiêu chuẩn đầu vào cũng rất cao. Vì đang được săn đón nồng nhiệt như thế thì không ít người đặt ra câu hỏi rằng “Ngành Marketing có dễ xin việc không?” Và để tìm được câu trả lời, Bá mời anh/chị tìm hiểu thông tin bài viết dưới đây nhé.

1. Marketing là gì?

hoc nganh marketing co de xin viec khong

“Marketing là quá trình công ty tạo ra giá trị cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ vững mạnh với khách hàng nhằm đạt được giá trị từ những phản ứng của khách hàng”

(Kotler và Amstrong, Principles of Marketing, 2014 ed)

Theo Hiệp hội Marketing Mỹ – AMA thì: “Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức”

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Marketing có 2 nhiệm vụ là (1) làm các công việc nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng và (2) chính là giúp đạt được mục tiêu của tổ chức.

Và đội ngũ marketer thực hiện điều đó thông qua công cụ marketing mix (marketing 4P), đó chính là:

  • Product: chiến lược về sản phẩm/dịch vụ (nghiên cứu và phát triển)
  • Price: chiến lược về giá (giá hớt ván, giá theo thị trường, giá theo lao động…)
  • Place: chiến lược phân phối sản phẩm (làm việc với các chuỗi cung ứng)
  • Promotion: chiến lược quảng cáo – xúc tiếng (các chiến lược về quảng cáo, PR – truyền thông)

>>Tham khảo thêm: Marketing là gì? những kiến thức cơ bản cần biết?

2. Công việc của người làm Marketing

hoc marketing co de xin viec khong

Thông qua marketing mix, chúng ta có thể thấy được marketing là một ngành nghề rất rộng lớn xuất hiện hầu hết trong chu kỳ của doanh nghiệp và chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem một số công việc của ngành nghề này.

  • Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D – Research and Development): Ở vị trí này, công việc của các bạn liên quan đến việc nghiên cứu và phát triển về các tính năng, công dụng, bao bì, nhãn mác, thiết kế… của sản phẩm/dịch vụ.
  • Bộ phận xây dựng giá cả: Ở vị trí này, các bạn sẽ làm các công việc liên quan đến định giá sản phẩm, nghiên cứu và thỏa thuận các hợp đồng về giá cả với các đối tác, xây dựng các chiến lược giá chiết khấu (phúc lợi) cho các hệ thống phân phối.
  • Bộ phận quản lý chuỗi cung ứng: Ở vị trí này, các bạn sẽ làm việc với các chuỗi cung ứng truyền thống (Gerneral trade), chuỗi cung ứng siêu thị (morden trade), chuỗi horeka… để đảm bảo phân phối hàng hóa nhanh nhất và tốt nhất đến người tiêu dùng.
  • Bộ phận quảng cáo – quan hệ công chúng: Ở vị trí này, các bạn sẽ làm các công việc liên quan đến các hoạt động quảng cáo và quan hệ công chúng (tổ chức sự kiện)… nhằm đảm bảo sản phẩm được tiếp cận đến người tiêu dùng theo đúng mục đích thông điệp của doanh nghiệp.
  • Bộ phận xây dựng thương hiệu: Ở vị trí này, các bạn sẽ làm các công việc liên quan đến xây dựng và phát triển thương hiệu, đảm bảo mối quan hệ gắng kết trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Như vậy có thể thấy rằng tính hiện diện của marketing trong doanh nghiệp là rất lớn, chỉ là mỗi công ty khác nhau sẽ có những chiến lược marketing mạnh về các phần khác nhau, ví dụ: Apple họ mạnh R&D và thương hiệu, Oppo mạnh về chuỗi cung ứng, SamSung chú trọng vào các chiến lược quảng cáo…

Với sự hiện diện như vậy thì không có lý do gì ngành marketing lại khó xin việc cả, tuy nhiên việc đi theo chuyên ngành nào khi học cũng là vấn đề mà mỗi bạn sinh viên cần cân nhắc kỹ để sau khi ra trường có việc làm đúng sở thích và nguyện vọng.

>>Tìm hiểu thêm: Khóa học Digital Marketing online tại TPHCM đúc kết 05 năm

3. Digital Marketing đang có nhu cầu nhân lực lớn

nganh marketing co de xin viec

Thực tế cho thấy, hoạt động marketing của doanh nghiệp cũng chỉ vây quanh marketing mix nhưng tùy vào từng giai đoạn sẽ có những hình thái khác nhau, như lúc xưa thì chú trọng vào các kênh truyền hình, báo đài… còn sau này thì các kênh quảng cáo online lại được chú trọng.

Cả các kênh phân phối truyền thống hiện cũng dần chuyển dần sang các kênh phân phối online thông qua các nền tảng thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki… vì thế xu hướng digital hiện nay đang trở nên khá phổ biến.

Trong hơn 10 năm trở lại đây, chuyên ngành về Digital marketing được ra đời và đang là một chuyên ngành rất thu hút nhân lực trong các doanh nghiệp tổ chức, digital marketing chủ yếu thực hiện các công việc liên quan đến quảng cáo sản phẩm thông qua các nền tảng Google, Facebook, YouTube…

Digital marketing được hiểu một cách ngắn gọn là bạn sẽ thực hiện các công việc marketing trên các công cụ digital như điện thoại, laptop, máy tính bảng…và thực hiện nó trong môi trường internet; nó khác với marketing truyền thống ở chỗ marketing truyền thống thực hiện ở ngoài không có sự hỗ trợ của các phương tiện số hóa nêu trên.

So với các công việc mang tính truyền thống, digital marketing có phần đòi hỏi một số kỹ năng về kỹ thuật máy tính và sử dụng các nền tảng công nghệ nên cách học sẽ có phần khác hơn phần nào các chương trình truyền thống; để trở thành một digital marketer có thể bạn sẽ phải biết một ít về thiết kế hình ảnh, kỹ thuật viết bài chuẩn SEO, kỹ thuật quản trị website, kỹ thuật chạy quảng cáo trực tuyến…

Digital marketing có xu hướng trở thành một ngành nghề “hot”, các digital marketer có thể rất linh động trong công việc của mình, ngoài làm cố định cho doanh nghiệp họ có thể trở thành các freelancer tự do với mức thu nhập hấp dẫn mà không bị gò bó về thời gian.

>>Xem thêm: Digital marketing là làm gì? công việc cụ thể của digtal marketer

4. Tổng kết

nganh marketing co de xin viec khong 1

Như vậy, thông qua bài viết chắc hẳn đã trả lời cho các bạn câu hỏi cơ hội việc làm của ngành marketing. Trong bất cứ giai đoạn nào, thì ngành marketing cũng là một ngành vô cùng hấp dẫn, tuy nhiên cần nắm bắt được các xu thế hoạt động để có thể lựa chọn các chuyên ngành phù hợp.

Lựa chọn đúng chuyên ngành từ lúc học đại học rồi tìm hiểu và học hỏi cho đến khi ra trường sinh viên sẽ có năng lực về kinh nghiệm để có thể cạnh tranh so với các bạn sinh viên đồng trang lứa; đừng học một cách qua loa, lý thuyết sẽ rất khó xin việc sau này.

Một số bạn sinh viên còn rất ngại về việc: em không có khiếu về thiết kế hoặc em không biết lập trình có học được digital marketing hay không? thì tôi cũng xin tâm sự luôn là với sự hỗ trợ của các công cụ thiết kế trực tuyến như canva hay các nền tảng web thông minh như wordpress thì cho dù bạn không giỏi về đồ họa và lập trình vẫn hoàn toàn có thể sử dụng được nên bạn cũng không cần lo lắng quá về vấn đề này.

Cốt lõi của một marketer giỏi là có những ý tưởng phù hợp, vì thế nếu như bạn yêu thích các công việc liên quan đến marketing thì có thể lựa chọn ngành nghề này; nhưng xin hãy lưu ý một điều rằng là cần có đam mê thì mới có thể làm việc một cách hạnh phúc và bền lâu.

Trên đây là những chia sẻ Bá tin và Bá mong sẽ giúp ích được cho các bạn trả lời câu hỏi ngành marketing có dễ xin việc không?

Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có định hướng tốt về mục tiêu nghề nghiệp và quá trình thăng tiến của bản thân.

Mến chúc bạn sức khỏe và thịnh vượng.

Thân ái ./.