Bài viết dưới đây cung cấp nội dung về chính sách quảng cáo Facebook giúp quý độc giả nắm bắt và lên kế hoạch quảng cáo tốt hơn.
Chính sách quảng cáo Facebook là một trong những nội dung được quan tâm nhất, bởi nó tác động trực tiếp đến hoạt động quảng cáo cũng như tạo ra doanh thu của doanh nghiệp trên nền tảng mạng xã hội sôi động nhất hiện nay – Facebook. Các chính sách này thường được thay đổi, cập nhật và – theo quy định của Facebook – là bất cứ lúc nào mà không cần thông báo. Do đó, việc cập nhật các chính sách quảng cáo Facebook mới nhất là vô cùng cần thiết.
1. Chính sách quảng cáo Facebook
Chính sách quảng cáo của Facebook là tập hợp các quy tắc của Facebook về vấn đề quảng cáo, nội dung quảng cáo, quy trình xét duyệt quảng cáo và các vấn đề khác có liên quan.
Đối với doanh nghiệp, chính sách quảng cáo Facebook là chuẩn chung để doanh nghiệp tham chiếu, từ đó cho ra các quảng cáo phù hợp để được phê duyệt và hoạt động trên nền tảng Facebook.
Để một quảng cáo được hoạt động trên nền tảng Facebook, doanh nghiệp (hoặc người muốn chạy quảng cáo) cần gửi mẫu để được phê duyệt. Lúc này Facebook sẽ căn cứ trên chính sách quảng cáo của mình để phê duyệt.các quảng cáo đáp ứng chính sách.
Ngược lại, nếu không đáp ứng phù hợp với chính sách trên, các quảng cáo có thể bị từ chối hoặc hạn chế tiếp cận người dùng.
Xem thêm: Những thẻ ngân hàng chạy quảng cáo Facebook
2. Nội dung chính sách quảng cáo Facebook mới nhất
Từ ngày 03/01/2025, thì phiên bản mới nhất của các nội dung chính sách quảng cáo Facebook sẽ thay thế các điều khoản hiện tại. Sẽ có những thay đổi mới, cũng sẽ giữ nguyên những nội dung chính sách cũ. Mời anh/chị cùng Bá theo dõi để hiểu rõ hơn những đổi mới của nội dung chính sách quảng cáo Facebook của năm có những thay đổi gì để mình chỉnh sửa, cập nhập các thông tin cho phù hợp nhé.
2.1 Quy trình xét duyệt quảng cáo
Ngay sau khi gửi form đề nghị đến Facebook, hệ thống xét duyệt của Facebook sẽ hoạt động để xem xét quảng cáo có tuân theo chính sách của Facebook hay không. Thời gian xét duyệt thường là 24h và có thể lâu hơn (với một số trường hợp nhất định).
Các vấn đề xét duyệt bao gồm cả nội dung quảng cáo và hình thức quảng cáo. Về nội dung, hệ thống sẽ xem xét quảng cáo của bạn có thuộc trường hợp bị cấm hay bị hạn chế không. Về hình thức, hệ thống sẽ hướng đến các phần cụ thể của quảng cáo như hình ảnh, video, văn bản và thông tin nhắm mục tiêu, cũng như trang đích được liên kết của quảng cáo hoặc các đích đến khác.
Kết quả xét duyệt: Nếu hệ thống cho rằng quảng cáo của bạn không vi phạm chính sách thì sẽ phê duyệt và quảng cáo sẽ được chạy ngay lập tức. Khi có vi phạm, quảng cáo sẽ bị từ chối. Quảng cáo cũng có thể bị từ chối sau khi xét duyệt, nếu ở một lúc nào đó Facebook xét duyệt lại quảng cáo của bạn và nhận thấy sự vi phạm mà trước đó hệ thống đã bỏ qua.
2.2 Các chính sách về nội dung quảng cáo
Nội dung bị cấm: Có đến 29 trường hợp nội dung quảng cáo bị cấm. Hầu hết các trường hợp nội dung bị cấm của Facebook đều tập trung vào các vấn đề bất hợp pháp hoặc chưa thống nhất ở tất cả các quốc gia, tranh cãi, kích động, phân biệt và có hại cho sức khỏe con người, gây hại cho an toàn, an ninh mạng nói chung.
Có thể kể đến một số trường hợp quảng cáo bị cấm như: Quảng cáo vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng; Quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ bất hợp pháp; Quảng cáo có nội dung về hành vi phân biệt đối xử (chủng tộc, màu da, tôn giáo…); Quảng cáo thuốc lá và các sản phẩm liên quan đến thuốc lá, Quảng cáo kinh doanh bộ phận cơ thể; Nội dung quảng cáo phản đối tiêm vắc xin; Quảng cáo có chứa phần mềm gián điệp, độc hại…
Nội dung bị hạn chế: Các nội dung bị hạn chế xoay quanh những vấn đề có khả năng gây ảnh hưởng đến con người và xã hội. Chúng cần được kiểm soát ở một mức độ nhất định.
Có thể kể đến một số trường hợp quảng cáo bị hạn chế như: Quảng cáo tiền ảo; Quảng cáo về vấn đề bầu cử/chính trị; Quảng cáo hiệu thuốc, thuốc không kê đơn; Quảng cáo chơi game và đánh bạc online, dịch vụ hẹn hò; Quảng cáo đồ uống có cồn…
2.3 Các chính sách về hình thức quảng cáo
Quảng cáo video không được có các nội dung gây phiền toái (màn hình nhấp nháy) hoặc hình ảnh máu me, tục tĩu, nội dung người lớn, bạo lực…
Hình ảnh quảng cáo cũng không nên có các nội dung khó chịu hoặc quá nhiều nội dung.
2.4 Quảng cáo có điều kiện
Điều kiện “phải có sự cho phép bằng văn bản của Facebook” được đặt ra với các nội dung quảng cáo bao gồm: Quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng (đòi hỏi các thông tin cá nhân khách hàng); Quảng cáo dịch vụ hẹn hò; Quảng cáo chơi game/đánh bạc online; Quảng cáo hiệu thuốc online; Quảng cáo tiền ảo, thuốc kê đơn và Quảng cáo video có các nội dung hạn chế.
Xem thêm: Những từ bị cấm trong quảng cáo Facebook
3. Nên làm gì nếu quảng cáo bị từ chối?
Sau khi anh/chị gửi nội dung quảng cáo cho Facebook xét duyệt. Sau khi đã phê duyệt xong, bài viết của anh/chị đúng quy tắc, hợp kệ thì bài quảng cáo lập tức được chạy trên nền tảng này. Nhưng nếu như quảng cáo cáo bị từ chối thì anh/chị nên làm gì. Mời anh/chị theo dõi thông tin dưới đây để tìm cách khắc phục cho quảng cáo của mình nhé.
Facebook đưa ra 02 khuyến nghị cho người dùng nếu quảng cáo bị từ chối bao gồm:
- Chỉnh sửa quảng cáo hay tạo quảng cáo mới và trải qua quá trình xét duyệt tuân thủ chính sách của Facebook lại từ đầu.
- Yêu cầu xem xét lại nếu cho rằng có sự nhầm lẫn. Khi xét duyệt lại, Facebook sẽ sử dụng đội ngũ chuyên viên thay vì hệ thống tự động, và xem xét một cách kỹ lưỡng hơn để đưa ra quyết định cuối cùng.
Mỗi phương án nêu trên đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Doanh nghiệp cần dựa trên mục tiêu, tình hình hiện tại của mình cũng như cân nhắc các yếu tố khác (như thời gian, chi phí…) để lựa chọn phương án phù hợp.
Trên đây là toàn bộ nội dung về chính sách quảng cáo Facebook. Hy vọng bài viết đã phần nào cung cấp cho quý độc giả hiểu hơn về chính sách quảng cáo của Facebook để từ đó xây dựng các quảng cáo phù hợp và hiệu quả.