Để trở thành một marketer chuyên nghiệp, việc hiểu và áp dụng đúng 7 chức năng giao tiếp là điều cực kỳ cần thiết. Trong bài viết này, Bá sẽ giới thiệu các ví dụ về 7 chức năng giao tiếp để Anh/Chị có thể tạo dựng mối quan hệ tốt và truyền tải thông điệp rõ ràng rong doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của chức năng giao tiếp trong doanh nghiệp
Giao tiếp là quá trình trao đổi, truyền đạt thông tin, ý tưởng giữa các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp qua nhiều loại hình giao tiếp khác nhau như: lời nói, cử chỉ, biểu cảm, âm thanh,…
Giao tiếp có 7 chức năng chính thường được sử dụng trong doanh nghiệp và trong cuộc sống là: chức năng thông báo, chức năng điều khiển, chức năng bày tỏ cảm xúc, chức năng tương tác, chức năng giải trí, chức năng sáng tạo, chức năng động viên.
Chức năng giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Giao tiếp trong môi trường doanh nghiệp công ty xuất hiện ở mọi hoạt động như quản lý nhân sự, vận hành kinh doanh, lên kế hoạch, giải quyết xung đột, mâu thuẫn,… giúp duy trì và phát triển chất lượng công việc, các mối quan hệ trong môi trường công sở.
Mục đích của giao tiếp trong doanh nghiệp là có thể truyền tải được thông điệp rõ ràng, tạo ra sự hiểu biết chung, xây dựng mối quan hệ và hợp tác trong kinh doanh giữa cá nhân và doanh nghiệp.
Ví dụ về 7 chức năng giao tiếp
7 chức năng giao tiếp có ảnh hưởng rất lớn trong doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc.
Để hiểu rõ hơn về các chức năng của giao tiếp, dưới đây là ví dụ về 7 chức năng giao tiếp trong doanh nghiệp thực tế để Anh/Chị có thể tìm hiểu thêm:
Ví dụ về chức năng nhận thức, thông báo
Chức năng thông báo là việc truyền đạt thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức từ người này sang người khác. Đây là một trong những chức năng cơ bản và quan trọng nhất của giao tiếp trong doanh nghiệp để truyền tải thông tin, cập nhật tình hình đến mọi người.
Ví dụ về 7 chức năng giao tiếp – Chức năng thông báo thời gian họp
Trong một công ty, việc tổ chức các cuộc họp thường xuyên là rất quan trọng nhằm đảm bảo sự liên kết và cập nhật thông tin giữa các phòng ban. Khi cần tổ chức một cuộc họp, bộ phận hành chính thường gửi email hoặc thông báo trên hệ thống nội bộ về thời gian, địa điểm và nội dung cuộc họp.
- Ví dụ cụ thể: “Cuộc họp định kỳ của phòng Marketing sẽ diễn ra vào lúc 10h sáng thứ Hai tới, ngày 3/8, tại phòng họp A. Nội dung cuộc họp sẽ tập trung vào việc đánh giá kết quả chiến dịch quảng cáo tháng 7 và lên kế hoạch cho tháng 8. Mong tất cả các mọi thành viên đều có mặt đúng giờ.”
>Tham khảo thêm: 10 Ví dụ về ưu điểm đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới
Ví dụ về chức năng điều khiển
Chức năng điều khiển liên quan đến việc hướng dẫn, ra lệnh hoặc quy định hành vi của người khác. Đây là cách để thiết lập các quy tắc và duy trì trật tự trong xã hội hoặc tổ chức.
Ví dụ về 7 chức năng giao tiếp – Chức năng điều khiển công việc trong doanh nghiệp
Trong môi trường doanh nghiệp, các nhà quản lý thường đưa ra hướng dẫn cụ thể để nhân viên thực hiện nhiệm vụ của mình. Điều này giúp đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ và đạt chất lượng mong muốn.
- Ví dụ cụ thể: “Phòng Kinh doanh cần hoàn thành báo cáo doanh thu quý 2 trước ngày 15 tháng này. Báo cáo cần chi tiết về doanh thu từng khu vực, các sản phẩm bán chạy nhất và các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu. Mọi thông tin cần được trình bày trong file Excel và gửi về email của trưởng phòng Marketing để tổng hợp.”
Ví dụ chức năng bày tỏ cảm xúc
Chức năng bày tỏ cảm xúc là việc sử dụng ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc, tâm trạng hoặc tình cảm cá nhân. Đây là cách để con người chia sẻ cảm nhận và kết nối với nhau không chỉ trong cuộc sống, mà chức năng này cũng rất quan trong trong doanh nghiệp.
Ví dụ về 7 chức năng giao tiếp – Chức năng bày tỏ cảm xúc vui
Trong môi trường công sở, khi cảm thấy hạnh phúc hoặc phấn khích về một sự kiện nào đó, chúng ta thường chia sẻ cảm xúc này với người khác để lan tỏa niềm vui.
- Ví dụ cụ thể: “Tôi vừa nhận được tin vui là tôi đã được thăng chức! Tôi thật sự rất hạnh phúc và muốn chia sẻ niềm vui này với mọi người.”
Ví dụ về 7 chức năng giao tiếp – Chức năng bày tỏ cảm xúc buồn
Bên cạnh những cảm xúc vui thì đôi khi mọi người cũng gặp phải những khó khăn hoặc cảm thấy buồn trong cuộc sống và trong doanh nghiệp. Việc bày tỏ cảm xúc này giúp giảm bớt áp lực và nhận được sự ủng hộ từ người khác.
- Ví dụ cụ thể: “Gần đây, tôi cảm thấy rất buồn vì các thành viên team Marketing không tập trung vào mục đích của dự án ban đầu, để dẫn đến kết quả chiến dịch không như Team đã mong đợi. Nhưng dù vậy, tôi mong mọi người sẽ xem xét lại mọi thứ để nếu có dịp chúng ta sẽ còn hợp tác trong tương lai”.
Ví dụ thực tế về chức năng tương tác
Chức năng tương tác là việc sử dụng ngôn ngữ để thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa con người. Đây là cách để tạo ra sự kết nối và giao lưu xã hội.
Ví dụ về 7 chức năng giao tiếp – Chức năng tương tác trong doanh nghiệp
Trong môi trường công việc, các cuộc họp nhóm là cơ hội để các thành viên trao đổi ý tưởng, thảo luận về dự án và đưa ra các quyết định quan trọng. Một ví dụ về chức năng tương tác trong doanh nghiệp phổ biến là tương tác trong các cuộc họp.
- Ví dụ cụ thể: “Tôi nghĩ rằng chúng ta nên xem xét lại chiến lược Marketing cho quý tiếp theo. Có ai có ý tưởng nào để cải thiện không? Hãy cùng nhau thảo luận và đưa ra giải pháp tốt nhất.”
> Tìm hiểu thêm: 4 Ví dụ về kỹ năng giao tiếp: lắng nghe cấp trên, đồng nghiệp
Ví dụ chức năng giải trí
Chức năng giải trí liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ để mang lại niềm vui và sự thư giãn. Đây là một cách để giảm căng thẳng và tạo ra sự vui vẻ trong cuộc sống.
Ví dụ về 7 chức năng giao tiếp – Chức năng giải trí trong công ty
Chức năng giải trí trong giao tiếp giúp tạo không khí thoải mái, giảm căng thẳng và nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên.
- Ví dụ cụ thể: “Cuối năm nay công ty mình sẽ có một buổi Team building ngoài trời tại địa điểm A. Hy vọng mọi người sắp xếp và tham gia đầy đủ nhé”.
Ví dụ thực tế về chức năng sáng tạo
Chức năng sáng tạo là việc sử dụng ngôn ngữ để tạo ra những ý tưởng mới, tác phẩm nghệ thuật hoặc cách biểu đạt độc đáo. Đây là cách để thể hiện sự sáng tạo và khả năng tư duy.
Ví dụ về 7 chức năng giao tiếp – Chức năng sáng tạo trong các chiến dịch quảng cáo
Quảng cáo là lĩnh vực cần sự sáng tạo để thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo ra những thông điệp ấn tượng.
- Ví dụ cụ thể: Chiến dịch quảng cáo “Think Different” của Apple đã sử dụng những hình ảnh và thông điệp sáng tạo để tôn vinh những cá nhân dám khác biệt, góp phần tạo nên thương hiệu mạnh mẽ của Apple.
Ví dụ chức năng động viên
Chức năng động viên liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ để khích lệ, động viên và thúc đẩy người khác. Đây là cách để tạo ra động lực và hỗ trợ tinh thần cho người khác.
Ví dụ về 7 chức năng giao tiếp – Chức năng động viên đồng nghiệp trong doanh nghiệp
Chức năng giao tiếp động viên trong doanh nghiệp giúp tăng cường hiệu suất làm việc và sự gắn kết với công ty.
- Ví dụ cụ thể: Một nhà quản lý thường xuyên gửi email khen ngợi và ghi nhận những thành tích xuất sắc của nhân viên, đồng thời tổ chức các buổi họp mặt để trao thưởng và tôn vinh những đóng góp nổi bật.
Tìm hiểu thêm: 6 Ví dụ về đàm phán trong cuộc sống và kinh doanh hay nhất
Nguyên tắc trong giao tiếp của các chức năng giao tiếp
Việc kết hợp nguyên tắc giao tiếp và chức năng giao tiếp sẽ giúp phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong doanh nghiệp và xây dựng được một môi trường làm việc thoải mái, đoàn kết.
- Nguyên tắc rõ ràng trong các thông điệp, nội dung truyền tải, cung cấp đầy đủ thông tin cho người nhận. Tránh sử dụng các gôn ngữ lan man, mơ hồ trong giao tiếp.
- Nguyên tắc lắng nghe trong giao tiếp vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Không nên cắt ngang lời nói của người khác mà hãy lắng nghe đến cuối để có thể phản hồi, đáp lại nội dung được truyền tải, thông báo.
- Nguyên tắc thời điểm là cần phải chọn đúng thời gian để giao tiếp cho phù hợp để nội dung truyền tải, giao tiếp có hiệu quả nhất.
Việc tuân thủ các nguyên tắc trong giao tiếp sẽ giúp các chức năng giao tiếp có thể truyền đạt được đúng nội dung, thông tin, ý kiến đến người nhận hiệu quả và xây dựng một mối quan hệ tốt với mọi người trong doanh nghiệp.
Tổng kết
Vừa rồi, Bá đã giới thiệu ví dụ về 7 chức năng giao tiếp cơ bản trong doanh nghiệp. Việc hiểu rõ và áp dụng các chức năng này sẽ giúp Anh/Chị giao tiếp hiệu quả hơn, tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp và nâng cao hiệu quả công việc.
Hy vọng rằng, với những kiến thức này sẽ giúp Anh/Chị tự tin hơn trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp của mình và đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực marketing.
>>Xem thêm: 8 Ví dụ về mục tiêu cá nhân phải biết nếu muốn thành công