Ví dụ về điểm mạnh điểm yếu của bản thân và cách trả lời PV

Ví dụ về điểm mạnh điểm yếu của bản thân

Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường yêu cầu giới thiệu về điểm mạnh điểm yếu của bản thân, nếu không có sự chuẩn bị trước thì các ứng viên sẽ rất lúng túng. Trong bài viết này, Bá sẽ gợi ý các ví dụ về điểm mạnh điểm yếu của bản thân và cách trả lời phỏng vấn ghi điểm 10 trong mắt nhà tuyển dụng.

Tầm quan trọng của điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn

Thông thường trong các buổi phỏng vấn, các nhà tuyển dụng sẽ hỏi về điểm mạnh điểm yếu của bản thân ứng viên để đánh giá mức độ nhận thức của họ.

Việc hiểu rõ điểm mạnh điểm yếu có vai trò rất quan trọng khi đi phỏng vấn, bởi đây cũng là một trong những yếu tố để ứng viên có thể ý điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

  • Điểm mạnh giúp các ứng viên thể hiện được giá trị của bản thân có thể đem lại cho công ty và thể hiện được mình phù hợp với vị trí ứng tuyển.
  • Điểm yếu thể hiện được sự nhận thức của bản thân và thể hiện được tinh thần học hỏi, mong muốn phát triển hơn.

Việc chuẩn bị kỹ lưỡng các câu trả lời về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trước khi đi phỏng vấn sẽ giúp bản thân có thể tự tin hơn và tạo được ấn tượng để thuyết nhà tuyển dụng.

Tầm quan trọng của điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn
Tầm quan trọng của điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn

Ví dụ về điểm mạnh điểm yếu của bản thân

Việc xác định rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân không chỉ giúp bạn tự tin hơn trong các buổi phỏng vấn mà còn hỗ trợ bạn phát triển bản thân. Dưới đây là một số ví dụ về điểm mạnh điểm yếu của bản thân giúp ứng viên trả lời phỏng vấn hay nhất:

Ví dụ 10 điểm mạnh của bản thân 

Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường đặt ra câu hỏi “Hãy nêu ra 10 điểm mạnh của bản thân bạn ?”.

Để có thể trả lời được câu hỏi này thì anh/chị hãy bắt đầu bằng việc nêu điểm mạnh của bản thân một cách rõ ràng. Sau đó, để củng cố câu trả lời, anh/chị có thể cung cấp ngữ cảnh và kể một câu chuyện.

10 ví dụ về điểm mạnh của bản thân
10 ví dụ về điểm mạnh của bản thân

Dưới đây là ví dụ 10 điểm mạnh của bản thân để anh/chị tham khảo trước khi phỏng vấn:

  1. Điểm mạnh của bản thân em là có khả năng lãnh đạo như làm nhóm trưởng, người quản lý dự án ngày từ khi còn đi học.
  2. Là một người khá là năng động, nên em rất tự tin về kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông tin rõ ràng và biết lắng nghe ý kiến của người khác.
  3. Kỹ năng làm việc nhóm của em rất tốt, bản thân luôn biết cách hợp tác, hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành các dự án và mục tiêu đã đặt ra một cách tốt nhất.
  4. Điểm mạnh của bản thân em là ham học hỏi, mỗi khi có cơ hội bản thân luôn muốn được học hỏi và tìm tòi thêm nhiều kiến thức mới.
  5. Trong các xung đột mâu thuẫn trong công việc, em luôn là người đứng ra giải quyết xung đột, hòa giải nên bản thân rất tự tin về kỹ năng này.
  6. Vì em học rất tốt ở trường và đã có một khoảng thời gian đi làm thêm đúng chuyên ngành trong quá trình học, cùng với đó là có tham gia các dự án thực tế. Nên là bản thân em rất tự tin về kiến thức chuyên ngành hiện tại.
  7. Bản thân em là người rất thích sáng tạo, nên em luôn chủ động đưa ra ý kiến và trình bày sáng kiến của mình trong công việc.
  8. Em có tính kỷ luật khá là cao ngay từ nhỏ, nên bản thân cũng biết quản lý thời gian rất tốt, biết phân bổ thời gian và luôn hoàn thành công việc trước thời hạn.
  9. Mỗi khi có một vấn đề cần phải lựa chọn, thì em có tính quyết đoán rất là nhanh. Nhưng bên cạnh tính quyết đoán thì em vẫn luôn lắng nghe những góp ý của mọi người trước sự quyết đoán của bản thân.
  10. Điểm mạnh của bản thân em là có tính chủ động và độc lập rất cao trong công việc và khi giải quyết vấn đề.

> Tìm hiểu thêm: 8 Ví dụ về mục tiêu cá nhân phải biết nếu muốn thành công

Ví dụ 10 điểm yếu của bản thân

Vấn đề về điểm yếu không phải là gì đó xa lạ đối với mọi người. Tuy nhiên, khả năng nhận ra điểm yếu và nỗ lực cải thiện có thể trở thành một điểm mạnh đáng chú ý.

Khi nhà tuyển dụng hỏi về điểm yếu của bản thân, anh/chị có thể áp dụng chiến lược nói về điểm yếu như: tự phê bình, sợ nói trước đám đông, trì hoãn công việc, vấn đề giao nhiệm vụ, thiếu kinh nghiệm về kỹ năng hoặc phần mềm,…để tạo được sự đồng cảm từ phía nhà tuyển dụng.

Ví dụ về điểm mạnh điểm yếu của bản thân - Chiến lược nói về điểm yếu
Ví dụ về điểm mạnh điểm yếu của bản thân – Chiến lược nói về điểm yếu

Dưới đây là ví dụ 10 điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn để ứng viên trình bày khéo léo, ghi điểm với nhà tuyển dụng:

  1. Điểm yếu của bản thân em là hơi thiếu kiên nhẫn, mỗi khi gặp vấn đề gì thì em hay bị rối và mất kiên nhẫn trong công việc.
  2. Bình thường khi mà không hoàn thành được công việc được giao,.. thì em thường trở nên hơi tiêu cực và chỉ trích bản thân. Nhưng dần dần em đang học cách thay đổi bản thân và tập trung vào các mục tiêu đã đặt ra và cố gắng hết mình.
  3. Em khá rụt rè và đã từng rất sợ khi phải đứng lên nói chuyện ở chỗ đông người. Nhưng hiện tại bản thân em đang cố gắng cải thiện kỹ năng giao tiếp và cố gắng tự tin hơn khi đứng trước đám đông.
  4. Trước đây thì em thường thích làm theo ý mình và bỏ qua ý kiến của người khác. Tuy nhiên, bây giờ em đã học được cách lắng nghe, làm việc theo nhóm,… để có thể hoàn thành các công việc một cách tốt nhất có thể.
  5. Bản thân em tự nhân thức về kỹ năng chuyên ngành của em còn nhiều hạn chế. Nhưng bản thân em vẫn đang cố gắng để phát triển hơn về kiến thức lẫn kỹ năng chuyên môn nên em mới mong muốn được trở thành nhân viên của công ty để học hỏi thêm.
  6. Tính em làm việc rất kỹ lưỡng, nên đôi khi tiến độ công việc có thể bị ảnh hưởng và chậm tiến độ.
  7. Kỹ năng tập trung của em hơi yếu, tại bản thân em rất dễ bị phân tâm bới các công việc hoặc yếu tố khác.
  8. Em có kỹ năng làm việc nhóm tốt trong suốt quá trình học, nhưng em lại chưa có kỹ năng lãnh đạo và bản thân còn khá e dè khi phải giữ vị trí lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên thì trong tương lai em vẫn rất muốn được thử sức của bản thân mình.
  9. Trước đây em đã rất tự ti và không tin vào năng lực của bản thân và đã mất đi rất nhiều cơ hội tốt. Đến bây giờ em vẫn đang cố gắng thay đổi suy nghĩ và tự tin hơn về bản thân rất nhiều.
  10. Điểm yếu của bản thân em là kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, thường dễ gây hiểu lầm bởi không truyền đạt rõ ràng nội dung, ý tưởng. Hiện tại, mỗi ngày em đều tập nói trước gương để tăng sự tự tin và khả năng giao tiếp của mình hơn.

Điều quan trọng là phải xác định điểm yếu của bản thân là gì và cần làm gì để cải thiện, làm thế nào sự cải thiện đó ảnh hưởng tích cực đến công việc hiện tại để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, anh/chị cũng có thể áp dụng mẫu câu trả lời điểm yếu của bản thân ở dưới đây:

“Tôi đã nhận ra rằng điểm yếu của mình ở [YẾU]. Để cải thiện, tôi đã thực hiện [HÀNH ĐỘNG] và nhận thấy rằng điều này đã [TÁC ĐỘNG].”

> Tìm hiểu thêm: 4 Ví dụ về kỹ năng giao tiếp: lắng nghe cấp trên, đồng nghiệp

Cách trả lời phỏng vấn về điểm mạnh điểm yếu của bản thân

Để đáp ứng câu hỏi “ví dụ về điểm mạnh điểm yếu của bản thân” từ nhà tuyển dụng, điều quan trọng là cần sự thẳng thắn không ngần ngại chia sẻ về điểm mạnh điểm yếu của bản thân.

Cách trả lời phỏng vấn ví dụ về điểm mạnh điểm yếu của bản thân đó chính là biến điểm yếu thành điểm mạnh để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Một số mẹo trả lời phỏng vấn để biến điểm yếu thành điểm mạnh của bản thân:

  • Nói về sự hoàn thiện của bản thân: Với những điểm mạnh đã nêu, bản thân nhận thấy thiếu rõ và đang nỗ lực thay đổi từng ngày.
  • Tích cực về bản thân: Tập trung vào những thành tựu và điểm mạnh của bản thân một cách tích cực, những thành tựu hay đóng góp mà bản thân đã đạt được để tạo nên dẫn chứng cụ thể.
  • Đặc thù về điểm mạnh và điểm yếu: Hãy cụ thể khi đề cập đến điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để tránh sự mơ hồ và đưa ra hình ảnh rõ ràng hơn.
  • Trung thực: Đừng nói quá cao hoặc quá thấp về khả năng của mình, sự trung thực sẽ giúp tạo ra hình ảnh chân thực về bản thân anh/chị.
  • Liên kết với mô tả công việc: Đảm bảo rằng những điểm mạnh của bản thân đề cập liên quan trực tiếp đến mô tả công việc và giúp bạn nổi bật như một ứng viên phù hợp.

Việc thực hiện những mẹo này khi thảo luận về điểm mạnh và điểm yếu sẽ giúp anh/chị tạo ra một hình ảnh tự tin và chân thực về bản thân trong mắt nhà tuyển dụng và đưa ra được những ví dụ về điểm mạnh điểm yếu của bản thân hợp lý đúng nhất.

Cách xác định điểm mạnh điểm yếu của bản thân

Việc xác định rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân là bước đầu tiên rất quan trọng không chỉ để ghi điểm với nhà tuyển dụng, mà đây cũng là cách để hiểu rõ về bản thân hơn để có thể điều chỉnh và phát triển bản thân trở thành một phiên bản tốt hơn.

Cách xác định ví dụ về điểm mạnh điểm yếu của bản thân
Cách xác định ví dụ về điểm mạnh điểm yếu của bản thân
  • Bước đầu tiên trong quá trình xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân là so sánh, tham khảo những đánh giá, nhận xét từ mọi người và tự đối chiếu, xem xét lại bản thân mình.
  • Nhìn lại những thành công hay những thất bại mà bản thân đã gặp và trải quả trong quá khứ.
  • Tự đánh giá bản thân mình bằng cách đánh giá : kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức, tính cách của bản thân,…

Sau đó, để đánh giá bản thân một cách khách quan hơn thì anh/chị có thể sử dụng đến các công cụ phân tích như:

  • Lập bảng SWOT đánh giá và tìm ra ví dụ về điểm mạnh điểm yếu của bản thân qua bốn yếu tố chính là: Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), và Thách thức (Threats).
  • Làm các bài kiểm tra đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân qua các công cụ như: Hogan, MBTI, DISC,…
  • Tham khảo thêm các ví dụ về điểm mạnh điểm yếu của bản thân trên internet để có thêm thông tin.

> Tìm hiểu thêm: Ví dụ về ma trận SWOT

Tổng kết

Việc hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân không chỉ là chìa khóa giúp anh/chị tự tin hơn buổi phỏng vấn mà còn là bước quan trọng để phát triển và hoàn thiện chính mình.

Dù đang tham gia phỏng vấn cho bất kỳ vị trí nào dù cao hay thấp, đừng để những câu hỏi như “Ví dụ về điểm mạnh điểm yếu của bản thân” làm bạn trở nên khó chịu. Bởi trên thực tế, những câu hỏi này tạo ra cơ hội tuyệt vời để ứng viên thể hiện những tiềm năng của mình đối với nhà tuyển dụng.

Hy vọng qua bài viết này cùng với những ví dụ về điểm mạnh điểm yếu của bản thân và cách trả lời phỏng vấn sẽ giúp anh/chị có thể tự tin ghi điểm trước những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Chúc anh/chị phỏng vấn thành công, tốt đẹp!

Để lại một bình luận