Bài viết chia sẻ với Anh/Chị về marketing là gì theo Philip Kotler? và những kiến thức cơ bản cần biết. Thông qua đó hỗ trợ giúp Anh/Chị hiểu và định hướng tham gia vào lĩnh vực marketing.
1. Khái niệm về marketing là gì dễ hiểu?
Dưới đây là định nghĩa marketing là gì? Nguyễn Trung Bá chọn dựa vào Kotler và Armstrong, Principles of Marketing, 2014 ed bởi vì 02 vị tác giả này là những người đầu tiên đặt nền móng cho marketing hiện đại.
Định nghĩa marketing là gì theo hướng giá trị sẽ thể rõ hết bản chất của hoạt động và mục tiêu mà marketing đem lại, phù hợp với các chiến lược kinh tế bền vững của doanh nghiệp.
1.1. Định nghĩa Marketing là gì?
“Theo Philip Kotler – người đặt nền móng cho ngành marketing thì: Marketing là quá trình công ty tạo ra giá trị cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ vững mạnh với khách hàng nhằm đạt được giá trị từ những phản ứng của khách hàng”
(Kotler và Armstrong, Principles of Marketing, 2014 ed)
Như vậy, có thể hiểu khái niệm về marketing đơn giản: Marketing có 2 nhiệm vụ là: Làm các công việc nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng và đạt được mục tiêu của tổ chức.
>>Tìm hiểu thêm: Tài sản thương hiệu là gì? 05 ví dụ từ các công ty đầu ngành
1.2. Sự ra đời của Marketing
- Marketing ra đời nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu: từ bán cái mình có sang bán cái khách hàng cần
- Thuật ngữ marketing được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 tại Đại học Michigan (Mỹ)
- Quá trình phát triển đến nay đã trải qua 05 giai đoạn, đó là: (1) Hướng theo sản xuất -> (2) Hướng theo sản phẩm -> (3) Hướng theo bán hàng ->(4) Hướng theo khách hàng -> (5) Marketing xã hội
>>Xem thêm: Ví dụ về sản xuất hàng hóa | Khái niệm, Vai trò
1.3. Vai trò của Marketing
- Marketing là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng
- Marketing giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng
- Marketing giúp tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Marketing giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng
1.4. 04 hệ giá trị của marketing mà bạn cần biết
1.4.1. Giá trị chức năng
Giá trị chức năng được xem như là một giải pháp cung cấp cho khách hàng (như đặc tính, công dụng) của sản phẩm.
Giá trị chức năng được xem là một trong những giá trị cốt lõi trong hệ giá trị marketing và đây được xem như lợi thế cạnh tranh của nhiều công ty khác nhau.
1.4.2. Giá trị tiền tệ (giá cả)
Giá trị tiền tệ là nơi mà số tiền phải trả cho chức năng của sản phẩm khi khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ đó, giá trị này liên quan đến giá trị cảm nhận của khách hàng.
Do có liên quan đến cảm nhận và sự hài lòng của khách hàng nên các nhà làm marketing cần có âm hiểu sâu sắc về sản phẩm liên quan đến nhu cầu/mong muốn của người tiêu dùng.
1.4.3. Giá trị xã hội
Giá trị xã hội là giá trị mà khi khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ được kết nối với những người khác. Giá trị xã hội còn được doanh nghiệp thực hiện bằng các trách nhiệm của họ đối với xã hội.
Marketing ngoài việc tạo ra lợi nhuận còn có thể được sử dụng để đóng góp tăng cường ý thức trong xã hội, xây dựng cộng đồng chung tay về sự phát triển tích cực.
1.4.4. Giá trị tâm lý
Giá trị tâm lý là giá trị mà người dùng họ cảm thấy cảm nhận được những điều tích cực hơn khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
Giá trị tâm lý thông thường gắn với khái niệm giá trị thương hiệu. Bạn sử dụng một thương hiệu có tiếng trên thị trường sẽ giúp bạn có cảm giác an toàn, yên tâm hơn và thích thú hơn trong tâm trí.
2. Công cụ Marketing Mix (4P) (*Cực kỳ quan trọng)
Khái niệm về Marketing 4P được coi là một trong những mô hình Marketing được áp dụng phổ biến trong các kế hoạch của các doanh nghiệp. Tuy được xem là một mô hình Marketing kinh điển nhưng không bao giờ lỗi thời bởi tính điển hình và đem lại hiệu quả cao. Mời các anh/chị cùng Bá tìm hiểu xem Marketing 4P là gì? Và nó được áp dụng ra sao trong Marketing nhé. Hy vọng những thông tin về Marketing 4P mà Bá chia sẻ dưới đây, sẽ giúp ích được cho các anh/chị tăng được sự hiệu quả trong kinh doanh nhé.
2.1. Chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm của marketing là các hoạt động liên quan đến sản phẩm như: Tính năng, công dụng, chất lượng, thương hiệu, nhãn hiệu, dịch vụ, bảo hành…
Đối với khái niệm marketing hiện đại, sản phẩm cần đảm bảo sự khác biệt và đặc biệt sẽ tạo lợi thế thỏa mãn người tiêu dùng.
2.2. Chiến lược giá
Chiến lược giá của marketing là các hoạt động liên quan đến giá cả như: chiến lược giá bán (giá hớt ván, giá cạnh tranh, giá thị trường…), chiến lược giảm giá, chiến lược chiết khấu phụ cấp…
Trong suốt vòng đời của sản phẩm, tùy vào các giai đoạn khác nhau sẽ có những chiến lược phù hợp. Sự linh động, hợp lý giúp dễ dàng thỏa mãn người tiêu dùng.
>>Tìm hiể thêm: Giải Case là gì? 5 bước phân tích case study “tinh gọn”
2.3. Chiến lược phân phối
Chiến lược phân phối của marketing là các hoạt động liên quan đến kênh phân phối như: các kênh phân phối general trade,modern trade, horeca… làm việc với các chuỗi cung ứng và các hình thức vận chuyển.
Chiến lược phối rất quan trọng trong việc cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng, làm tốt chiến lược phân phối sẽ đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru, dễ tiếp cận sản phẩm.
2.4. Chiến lược xúc tiến
Chiến lược xúc tiến của marketing là các hoạt động liên quan đến hoạt động quảng cáo – xúc tiến như: các hoạt động quảng cáo, các hoạt động khuyến mãi, các hoạt động PR truyền thông.
Quảng cáo xúc tiến ở Việt Nam đang là chuyên ngành rất được nhiều marketer theo đuổi, với hệ thống Digital đã giúp cho các hình thức quảng cáo ngày trở nên đa dạng và dễ dàng thực hiện.
3. Công việc của người làm Marketing
Tùy vào định hướng và mong muốn của các anh/chị về công việc trong ngành Marketing và theo mô hình, cơ cấu, tính chất công việc của mỗi doanh nghiệp mà vị trí của người làm Marketing sẽ khác nhau.
Thông qua 04 chiến lược Marketing mix, tôi tin chắc Anh/Chị cũng đã phần nào hiểu về nghề nghiệp của Marketer bao gồm những gì phải không nào, hãy cùng tôi liệt kê việc làm dựa vào 02 kênh Marketing.
3.1. Marketing truyền thống
Các công việc của marketer truyền thống bao gồm: chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chuyên viên thẩm định giá cả – làm hợp đồng (dealer), chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng, chuyên viên về quảng cáo và quan hệ công chúng…
3.2. Digital Marketing
Đối với chuyên ngành Digital marketing, Anh/Chị chủ yếu làm việc như: SEO, Online Advertising, Social media, Content marketing… thông qua các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Google, YouTube, Tiktok…
Ngoải ra, với xu hướng hiện nay còn có sự xuất hiện của các kênh thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki… dần dần sẽ thay thế các kênh phân phối truyền thống, đây cũng là một triển vọng nghề nghiệp cho các marketer.
4. Sự khác nhau giữa Marketing và Sale
Hiện nay đang còn rất nhiều người đang nhầm lẫn giữa hai bộ phận Marketing (tiếp thị sản phẩm), Sale (bán hàng). Có nhiều lầm tưởng rằng Marketing là kiêm luôn cả bộ phận Sale. Nhưng thực tế 2 bộ phận 2 công việc này là hoàn toàn khác biệt cả về mục đích và hình thức hoạt động.
Tuy công việc của 2 ngành Marketing và Sale khác nhau, nhưng cả 2 ngành nghề đều hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Và có chung một mục đích là tạo ra doanh thu, giữ chân khách hàng, tiềm kiếm tệp khách hàng tiềm năng,… là những mục đích rất quan trọng trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Marketing |
Sales |
|
Product |
Đảm bảo sản phẩm đáp ứng nhu cầu | Thuyết phục khách hàng mua sản phẩm |
Price |
Truyền tải thông điệp giá trị cho khách hàng | Tập trung vào giá cả để tạo lợi thế so với đối thủ cạnh tranh |
Promotion |
Tiếp cận vào khách hàng mục tiêu | Tập trung vào chiết khấu sản phẩm |
Audience |
Tiếp cận trực tiếp với khách hàng có nhu cầu | Tiếp cận đa dạng khách hàng, bao gồm khách hàng tiềm năng |
Tuy công việc của 2 ngành Marketing và Sale khác nhau, nhưng cả 2 ngành nghề đều hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Và có chung một mục đích là tạo ra doanh thu, giữ chân khách hàng, tiềm kiếm tệp khách hàng tiềm năng,… là những mục đích rất quan trọng trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Vừa rồi là một số chia sẻ định nghĩa về marketing là gì cũng như vai trò của nó? Hãy nhớ rằng, marketing không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bán hàng và quảng bá thương hiệu, mà còn góp phần trong việc mang đến giá trị cho khách hàng cũng như xây dựng mối quan hệ lâu dài
Mong rằng, những chia sẽ của Bá đã phần nào giúp ích được cho các Anh/Chị, và thông qua đó hiểu về bản chất cũng như là công việc của maketer.
>>Tham khảo thêm: Lập chỉ mục Google là gì? Nó hoạt động như thế nào?
Tài liệu tham khảo:
- Philip Kotler and Gary Amstrong, “Principles of marketing”, 15th edition, Pearson Education, 2014
- Philip Kotler, “Marketing 3.0”, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2011