Nhượng quyền thương hiệu là gì? Kiến thức cần biết

Bài viết chia sẻ với anh chị khái niệm nhượng quyền thương hiệu là gì? Các hình thức nhượng quyền và quy trình nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam. Kính mời Anh/Chị xem tiếp bài viết.

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Theo Luật Thương mại 2005, Điều 284, nhượng quyền thương mại (hay còn gọi là nhượng quyền thương hiệu – franchise) là một trong những hoạt động thương mại, theo đó phía doanh nghiệp sở hữu thương hiệu (hay còn gọi là bên nhượng quyền) cho phép và yêu cầu bên nhận nhượng quyền (hay còn gọi là bên nhận quyền) tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ mà bên nhượng quyền đang kinh doanh, dựa trên các điều kiện sau đây:

  • Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Theo các quan điểm thống nhất, Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) hay nhượng quyền kinh doanh là một loại giấy phép cấp cho bên nhận quyền truy cập vào kiến ​​thức, quy trình và nhãn hiệu kinh doanh độc quyền của bên nhượng quyền, do đó cho phép bên nhận quyền bán sản phẩm hoặc dịch vụ dưới tên doanh nghiệp của bên nhượng quyền. Để đổi lấy việc mua nhượng quyền, bên nhận quyền thường trả cho bên nhượng quyền một khoản phí khởi động ban đầu và phí cấp phép hàng năm hoặc có thể thỏa thuận theo các hình thức khác.

Ví dụ: E-Coffee của Trung Nguyên, Anh chị bỏ ra từ 65 đến 175tr họ sẽ hỗ trợ cho Anh/Chị về các vấn đề quản lý, trang trí cửa hàng, nhân viên, kiến thức pha cafe và Anh/Chị sẽ được dùng thương hiệu E-Coffee để tự kinh doanh.

>>Tìm hiểu thêm: 7 lý do nên xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp?

2. Bản chất của nhượng quyền thương hiệu?

Ngày nay, thuật ngữ nhượng quyền đang được sử dụng rộng rãi trong giới kinh doanh và việc hoạt động thông qua mô hình nhượng quyền đã trở thành xu hướng và ngày càng trở nên thông dụng hơn. Bởi vì mô hình này giúp anh/chị có thể tiết kiệm được vốn đầu tư, rủi ro ít, nguồn khách hàng có sẵn,… và nhiều lợi ích hơn nữa.

Nếu như ở phần trên anh/chị đã hiểu rõ về khái niệm nhượng quyền thương hiệu thì tiếp theo mời anh/chị theo dõi các thông tin bên dưới để hiểu rõ hơn về bản chất của nhượng quyền thương hiệu.

2.1 Về bản chất thương mại

Nhượng quyền là một phương thức để các thương hiệu gia tăng độ phủ cũng như mở rộng hoạt động của mình trên thực tế, trong khi các doanh nghiệp sở hữu thương hiệu không cần tốn quá nhiều công sức cũng như chi phí như mở chi nhánh, địa điểm kinh doanh (mà còn nhận về lợi nhuận từ việc nhượng quyền). Các cửa hàng nhượng quyền được sở hữu bởi một chủ cửa hàng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sẽ hoàn toàn thuộc về chủ cửa hàng, trong khi những gì họ bỏ ra chỉ là chi phí nguyên liệu, công thức hay các loại phí nhượng quyền khác…cho bên nhượng quyền.

2.2 Về bản chất pháp lý

Là một hợp đồng thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại do đó đáp ứng các điều kiện theo pháp luật dân sự và thương mại hiện hành về: hình thức của hợp đồng, đối tượng hợp đồng, các bên giao kết, quyền, nghĩa vụ. Ngoài ra, hợp đồng nhượng quyền thương mại còn có mối liên hệ mật thiết với pháp luật về sở hữu trí tuệ (về sử dụng các yếu tố như nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp khác) và pháp luật cạnh tranh (vấn đề hạn chế cạnh tranh, vị trí thống lĩnh…).

Nói cách khác, khi tiến hành nhượng quyền thương hiệu, cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp lý đối với các quy định pháp luật thuộc các lĩnh vực nêu trên.

3. Ưu và nhược điểm của hình thức nhượng quyền

Giống như các hoạt động thương mại khác, mỗi hình thức kinh doanh nào đều sẽ có những điểm tốt, điểm xấu, thuận lợi và khó khăn khác nhau. Và hình thức nhượng quyền cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Và liệu có nên sử dụng hình thức nhượng quyền thương hiệu không ? Thì anh/chị cần cần phải hiểu rõ được những ưu điểm và nhược điểm để từ đó có được những hướng phát triển, và đầu tư hợp lý thì mời anh/chị cùng tham khảo những ưu điểm và nhược điểm của hình thức nhượng quyền dưới đây:

3.1 Ưu điểm

(1) Bên nhượng quyền

– Ít hao tốn chi phí để mở rộng quy mô kinh doanh

Một thương hiệu, khi lớn mạnh đến một mức độ nhất định, sẽ có nhu cầu muốn mở rộng quy mô kinh doanh, và do đó, hao tổn rất nhiều chi phí và vốn. Tuy nhiên khi tiến hành nhượng quyền, doanh nghiệp nắm giữ thương hiệu sẽ không phải lo đến vấn đề vốn này, bởi các chi phí liên quan đến mở rộng kinh doanh là các chi phí mà bên nhận quyền phải lo liệu.

– Đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhượng quyền.

Doanh nghiệp nhượng quyền sẽ nhận về rất nhiều lợi ích, trong đó có cả lợi ích tài chính khi bên nhận quyền phải duy trì thanh toán phí nhượng quyền cho doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp nhượng quyền còn có thể tối đa hóa lợi nhuận từ việc cung cấp nguyên liệu, thiết kế,…cho bên nhận quyền.

– Đem lại nguồn thông tin hữu ích về phân tích thị trường

Hoạt động kinh doanh của một cơ sở nhận quyền trên một phạm vi địa lý nhất định sẽ là nguồn thông tin cực kỳ hữu ích cho doanh nghiệp nhượng quyền trong việc phân tích, đánh giá thị trường, từ đó đưa ra các giải pháp kinh doanh thích hợp.

(2) Bên nhận quyền

– Bên nhận quyền hoàn toàn có thể tận dụng được danh tiếng có sẵn của công ty đã được cộng đồng đón nhận, do đó sẽ thuận lợi hơn trong công việc kinh doanh.

– Ngoài ra, các công thức, thiết kế,…của thương hiệu hoàn toàn đã được kiểm chứng qua quá trình phát triển với hiệu quả tích cực, do đó giúp bên nhận quyền kiểm soát và giảm thiểu tối đa các rủi ro không mong muốn.

– Bên cạnh đó, bên nhận quyền còn được bên nhượng quyền hỗ trợ cách xây dựng, bố trí quán, đào tạo nhân viên và các sản phẩm/dịch vụ có sẵn các quy chuẩn, tạo điều kiện tối đa trong hoạt động kinh doanh nên mọi việc sẽ khởi đầu rất dễ dàng.

3.2. Nhược điểm

Nhược điểm đầu tiên đó chính là khả năng thiếu tự chủ trong vấn đề sáng tạo, chẳng hạn như trong quá trình kinh doanh Anh/Chị muốn phát triển một sản phẩm mới thì cũng rất khó để bán bởi quy chuẩn là có sẵn.

Thứ hai là tình trạng phụ thuộc vào thương hiệu của công ty mẹ rất nhiều, nếu Anh/Chị gặp các vấn đề về nguyên vật liệu, danh tiếng thương hiệu, rắc rồi pháp lý thì sẽ rơi vào tình trạng rất khó đứng vững.

>>Tham khảo thêm: Trải nghiệm khách hàng (Customer Experience) là gì? Bí mật về trải nghiệm khách hàng

4. Các hình thức nhượng quyền thương hiệu

Hiện nay, trên thị trường kinh doanh thì có 04 hình thức nhượng quyền kinh doanh (1) Nhượng quyền toàn diện (2) Nhượng quyền không toàn diện (3) Nhượng quyền có tham gia quản lý (4) Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Bá đã chia sẻ chi tiết các hình thức nhượng quyền thương hiệu. Ở mỗi hình thức nhượng quyền thương hiệu đều có những điểm đặc biệt khác nhau . Để tìm hiểu xem doanh nghiệp của anh/chị nên sử dụng hình thức nhượng quyền thì mời anh/chị tham khảo chi tiết các hình thức nhượng quyền kinh doanh bên dưới:

4.1. Nhượng quyền toàn diện

Nhượng quyền toàn diện hay còn gọi là Full business format franchise, đây là hình thức nhượng quyền rất phổ biến, bên được nhượng quyền sẽ được sử dụng toàn bộ về thương hiệu, nhãn hiệu, nguyên liệu, bí quyết kinh doanh…

Hình thức nhượng quyền này thường liên quan đến các lĩnh vực như: nhà hàng ăn uống, quán trà sữa, quán cafe, bán lẻ…

4.2.  Nhượng quyền không toàn diện

Hình thức nhượng quyền không toàn diện (Non-business format franchise) đa số tập trung vào thương hiệu là chính chứ không tập trung vào sản phẩm/dịch vụ, công thức hay bí quyết kinh doanh. Ví dụ Coca cola sẽ cho một hãng áo thun nào đó in logo có thương hiệu của mình để họ bán.

Hình thức nhượng quyền này thường là dành cho những bên sản xuất sản phẩm khác với bên công ty mẹ, nhưng muốn lấy thương hiệu công ty mẹ nhằm có sự uy tín để khách hàng tin dùng.

4.3. Nhượng quyền có tham gia quản lý

Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise) thường được áp dụng dành cho những mô hình kinh doanh sản phẩm dịch vụ cần trình độ chuyên môn tay nghề cao, bên nhượng quyền sẽ cử quản lý của mình tham gia vào chuỗi kinh doanh của bên nhận quyền.

Người quản lý bên nhượng quyền có thể hoặc không cần tham gia vào quá trình kinh doanh của bên nhận quyền, nhưng họ sẽ giám sát và chia sẻ kinh nghiệm nhằm mục đích đảm bảo sản phẩm/dịch vụ đúng quy chuẩn của công ty mẹ.

4.4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise) là mô hình mà bên nhượng quyền tham gia góp thêm vốn vào bên nhận quyền nhằm mục đích liên doanh (theo cổ phần) hoặc trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh.

Hình thức nhượng quyền này thích hợp với các mô hình kinh doanh mà bản thân bên nhận quyền chưa đủ kinh nghiệm quản lý vận hành hoạt động kinh doanh, cần có sự tham gia của bên nhượng quyền.

5. Lưu ý khi tham gia kinh doanh nhượng quyền

Kinh doanh nhượng quyền ngày càng được phổ biến ở nền kinh tế tại Việt Nam. Khi tham gia vào mô hình kinh doanh nhượng quyền thì chắc hẳn anh/chị cũng đã có những định hướng lâu dài, đầu tư rất nhiều về thời gian, công sức và tiền bạc. Tuy nhiên, việc triển khai mô hình kinh doanh nào cũng sẽ có thành công và có những tiềm ẩn rủi ro khác nhau. Và để có thể hạn chế được những rủi ro đó thì trước khi đặt chân vào kinh doanh nhượng quyền Bá có một số những điểm cần lưu ý mà anh/chị nên lưu tâm. Một số lưu ý khi tham gia nhượng quyền có thể kể đến như:

 

5.1. Nguyên bản không sáng tạo

Cần đảm bảo tính đồng nhất về chất lượng dịch vụ của tất cả các cửa hàng nhượng quyền, nếu không một khi phát hiện ra sự chênh lệch về chất lượng giữa các cửa hàng thì khách hàng sẽ rất tức giận.

Đây là vấn đề rất đáng quan khi tham gia nhượng quyền bởi nó sẽ gây ra nhiều tranh cãi trong quá trình kinh doanh, các nhà cho nhượng quyền cần quản lý chặt chẽ để đảm bảo hệ thống hoạt động một cách ổn định.

5.2. Nghiên cứu kỹ thị trường

Nghiên cứu kỹ thị trường được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng trước khi tham gia kinh doanh nhượng quyền.

NCTT không phải là nghiên cứu tổng thể trên một vùng địa bàn rộng lớn mà chỉ nên nghiên cứu trong phạm vi bán kính nhỏ bởi vì hệ thống nhượng quyền sẽ rất nhiều hệ thống gần nhau.

Cần xác định kỹ về nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tại khu vực đó, rồi xem xét đến các cửa hàng cùng loại có gần hay là xa thì mới quyết định tham gia nhượng quyền.

5.3. Tính pháp lý trong khi nhượng quyền

Dựa vào 04 hình thức nhượng quyền ở phía trên, nhà kinh doanh cần xem xét kỹ mình đang sử dụng hình thức nào, mình có quyền lợi và nghĩa vụ như thế nào trong việc kinh doanh.

Sau đó thực hiện các điều khoản rõ ràng bằng văn bản, để tránh những rắc rối liên quan đến pháp lý sau này.

5.4. Chi phí phát sinh

Thực tế cho thấy có rất nhiều đơn vị kinh doanh nhượng quyền lại đau đầu về chuyện chi phí phát sinh do không rõ ràng ngay lúc đầu, đây là một vấn đề nên bàn bạc và thống nhất giữa 2 bên và nên kèm các văn bản pháp lý.

Nhà nhượng quyền cần tìm hiểu kỹ về tất cả các loại chi phí khi tham gia nhượng quyền và nên nhờ sự tư vấn của các chuyên gia để đảm bảo không phát sinh thêm chi phí dẫn đến mô hình kinh doanh bất khả thi.

6. Quy trình tham gia nhượng quyền

Mô hình nhượng quyền thương hiệu đã giúp cho rất nhiều doanh nghiệp có được doanh thu tăng cao. Song với những doanh nghiệp có được doanh thu cao cũng có nhiều doanh nghiệp gặp nhiều thách thức, rủi ro khi tham gia vào mô hình này.

Vì thế để tham gia vào mô hình nhượng quyền thương hiệu này thì đòi hỏi anh/chị phải có được một hướng phát triển, một quy trình tham gia nhượng quyền thương hiệu rõ ràng và hiệu quả. Dưới đây là các bước trong quy trình tham gia nhượng quyền thương hiệu mà anh/chị cần quan tâm.

 

 

  • Thực hiện thủ tục nhượng quyền
  • Thỏa thuận chính sách nhượng quyền
  • Hoàn thành hồ sơ nhượng quyền

>>Xem thêm: Thương hiệu ngách là gì? cách nhận biết một thị trường ngách?

Vừa rồi là một số chia sẻ của Bá về nhượng quyền thương hiệu là gì? và những kiến thức cần biết. Hy vọng rằng, những kiến thức được chia sẻ trong bài sẽ giúp anh chị hỗ trợ tốt cho nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Một lần nữa, chúc Anh/Chị đọc giả ngày càng bán được nhiều đơn hàng và đạt được nhiều thành công hơn nữa.

Thân ái ./.

Nguồn tham khảo:

  1. Antony W. Dnes (1996), The Economic Analysis of Franchise Contract, Journal of Institutional and Theoretical Economics (JITE), Vol 152.
  2. https://marketingai.vn/nhuong-quyen-thuong-hieu-la-gi/