7 lý do nên xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp?

Bài viết chia sẻ với Anh/Chị 05 lý do nên xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, bài viết trình bày các lợi ích quan trọng mà thương hiệu mang đến cho doanh nghiệp.

07 lý do nên xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu?

Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu là một trong những hoạt động bước đầu của doanh nghiệp nhằm tạo dựng ấn tượng của thương hiệu đối với thị trường, với khách hàng và với các đối thủ kinh doanh. Việc xây dựng nhận diện thương hiệu nên được doanh nghiệp nghiêm túc cân nhắc và tiến hành trên cơ sở một kế hoạch rõ ràng, bài bản và có lộ trình.

Một hệ thống nhận diện thương hiệu phải bao gồm cả hai khía cạnh: đó là (1) xây dựng các yếu tố có thể trông thấy và nghe nhìn của thương hiệu như: Logo, khẩu hiệu, nhạc hiệu, trang phục, bảng tên, quà tặng, và (2) là xây dựng các yếu tố bên trong của doanh nghiệp, như cung cách phục vụ, sứ mệnh, đội ngũ nhân viên, hoạt động, mục đích và tầm ảnh hưởng… một cách đồng bộ và nhất quán, bài bản, chuyên nghiệp.  Qua đó, hệ thống nhận diện thương hiệu mới có thể phát huy được toàn bộ vai trò của mình – mà chúng tôi sẽ nêu dưới đây.

Một thương hiệu có hệ thống nhận diện chuyên nghiệp sẽ đem lại một số lợi ích như sau:

>>Tham khảo thêm: Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những gì? 3 yếu tố cần có

1. Đảm bảo sự hiện diện khi khách hàng có nhu cầu

Hệ thống nhận diện thương hiệu là một tuyên bố ngắn gọn nhưng đanh thép của doanh nghiệp rằng “We are here to stay”. Sự hiện diện trong tâm trí khách hàng và hiện diện trên thị trường, như một lời khẳng định về sự trường tồn và phát triển của doanh nghiệp, và của thương hiệu. Điều đó không chỉ hấp dẫn khách hàng, mà còn thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, về sự nghiêm túc muốn phát triển và thành công, và có kế hoạch nhất định để thành công. Chính vì vậy, khách hàng sẽ sẵn sàng đặt niềm tin vào thương hiệu hơn, mà điều đó đến từ hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp. Sẵn sàng nhắc nhớ, hiện diện trong tâm trí khách hàng mỗi khi họ phát sinh nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ họ cần.

Một bộ nhận diện thương hiệu mạnh sẽ tạo ra ấn tượng, in sâu vào tâm trí khách hàng, miêu tả trong tâm trí họ một đặc điểm tốt và tăng khả năng bán hàng cho doanh nghiệp.

Việc thiết lập một bản sắc công ty rõ ràng để nâng cao thương hiệu của bạn và tạo ra hình ảnh phù hợp trong tâm trí khách hàng đòi hỏi một quá trình được lên kế hoạch và thực hiện cẩn thận

2. Hình thành hệ thống giá trị trong mắt người tiêu dùng

Bộ nhận diện thương hiệu là lời hứa mà doanh nghiệp đưa ra với người tiêu dùng về sản phẩm và dịch vụ của mình. Nó có thể bao gồm các tính năng và thuộc tính, lợi ích, hiệu suất, chất lượng, hỗ trợ dịch vụ và các giá trị mà thương hiệu sở hữu. Một hệ thống nhận diện thương hiệu chất lượng ngoài yếu tố hữu hình dễ nhận ra và hồi tưởng, còn chứa những yếu tố đến từ sản phẩm như chất lượng tốt, dịch vụ bảo hành hậu mãi chu đáo…

Việc xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu chất lượng góp phần định hình cái nhìn mà doanh nghiệp muốn gửi gắm đến khách hàng, và đồng thời, thúc đẩy xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng trở nên thật sự tốt đẹp. Vì thế xây dựng hệ thống nhận diện tốt sẽ hình thành chuỗi giá trị về thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.

3. Đảm bảo sự hài lòng về mặt tinh thần

Ngoài yếu tố vật chất mà sản phẩm đem lại, yếu tố tinh thần cũng vô cùng quan trọng. Những giá trị tinh thần mà một bộ nhận diện thương hiệu chất lượng mang lại là sự uy tín, gia tăng giá trị của thương hiệu và sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp có thêm ngày càng nhiều khách hàng trung thành (Theo Johnson and Zinkhan, 1990). Các giá trị tinh thần đó vốn đến từ: nét đặc sắc trong thiết kế của nhận diện thương hiệu, ý nghĩa cách thiết kế, câu chuyện lồng đằng sau nhận diện thương hiệu.

Một thương hiệu mạnh, sẽ có những phong cách, những câu chuyện… mang đậm đà bản sắc, gợi sự tinh tế và yêu thích từ khách hàng; từ đó giúp khách hàng có nhiều ấn tượng lẫn cảm xúc hài lòng khi lựa chọn thương hiệu và qua đó, xây dựng một lượng khách hàng trung thành, sẵn sàng ủng hộ các triết lý của doanh nghiệp.

4. Hỗ trợ bộ phận sales hiệu quả

Việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu là một phần trong kế hoạch Marketing và chiến lược kinh doanh của công ty, bởi suy cho cùng, bất kỳ hoạt động nào có lợi cho doanh nghiệp cũng đều đưa đến kết quả chung: thúc đẩy doanh số bán hàng và mang về lợi nhuận.

Một thương hiệu mạnh là thương hiệu được cộng đồng chứng minh là sản phẩm tốt, vì thế khách hàng sẽ dễ tin tưởng và lựa chọn để sử dụng thay vì các sản phẩm khác. Đây là một trong những hiệu quả mà hệ thống nhận diện thương hiệu mang lại – giúp chốt đơn bán hàng nhanh chóng và tối đa hóa lợi nhuận. Một thương hiệu có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ sẽ hỗ trợ bộ phận bán hàng rất hiệu quả. Đây là lý do chính tạo nên xu hướng xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu ngày nay của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, thương hiệu mạnh còn giúp bộ phận bán hàng dễ dàng có nhiều minh chứng, phục vụ công tác điều tra, phân tích thị trường, qua đó tạo những thuận lợi cơ bản trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, mở rộng quy mô và thị trường, cũng nhằm mục đích chính là tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

5. Thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên

Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu có chức năng truyền đạt lý tưởng, động cơ và mục tiêu của doanh nghiệp và thương hiệu, qua đó xây dựng những ý thức mạnh mẽ về hoạt động kinh doanh của mỗi thành viên trong doanh nghiệp, các cam kết của nhân viên đối với tổ chức, qua đó gia tăng % niềm tin thương hiệu của nhân viên và sự hài lòng của họ. Sự ghi nhận và niềm tự hào, niềm vinh dự là những động lực in sâu vào trong lòng đội ngũ nhân viên trước tiên, và qua đó đảm bảo doanh nghiệp và thương hiệu sẽ được công nhận, ghi nhớ và tôn trọng, một cách vững chắc.

Một thương hiệu mạnh sẽ giúp đội ngũ nhân viên của công ty có thêm niềm tự hào ngoài tiền bạc, đó là ao ước của rất nhiều người nếu như được vào làm cho công ty này. Quyền lực và ấn tượng của doanh nghiệp qua đó được xây dựng bởi chính đội ngũ nhân viên, sẽ có sức ảnh hưởng hơn bao giờ hết, không chỉ lên khách hàng – những người mà họ làm việc, mà còn với thị trường lao động có thể ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của tổ chức với tư cách là một nhà tuyển dụng. Như vậy, bản sắc thương hiệu có thể giúp các công ty tăng cường động lực của nhân viên và thu hút những ứng viên tốt hơn và chất lượng hơn (Theo Melewar, 2003), cũng như các nhà đầu tư lớn hơn (Theo Van Riel, 1995)

Vì thế thương hiệu có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên, đó là một động lực mà những thương hiệu nhỏ phải chi rất nhiều tiền để có. Tuy nhiên, về vấn đề này, doanh nghiệp cũng nên có định hướng phát triển ảnh hưởng thương hiệu của mình cả về bề ngoài lẫn chất lượng bên trong, không chỉ bằng các kế hoạch “đánh bóng” hình ảnh doanh nghiệp, mà còn bằng các chế độ, phúc lợi, môi trường làm việc hấp dẫn.

>>Tìm hiểu thêm: Thương hiệu và Nhãn hiệu khác nhau như thế nào? Cách phân biệt

6. Tiết kiệm ngân sách Marketing

Trong hoạt động Marketing, việc xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp góp phần xây dựng nhu cầu phối hợp và nhất quán trong truyền thông tiếp thị. Các ấn phẩm và bộ phận của hệ thống nhận diện thương hiệu là một phần của hoạt động Marketing, vì vậy cả hai điều này phải có sự nhất quán trong việc truyền tải thông điệp, hình ảnh của doanh nghiệp và thương hiệu đến thế giới bên ngoài.

Ngoài ra, việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu còn gia tăng sức ảnh hưởng của thương hiệu. Một thương hiệu mạnh sẽ đảm bảo sự hiện diện đủ quan trọng trong tâm trí người tiêu dùng, qua đó phần nào hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động Marketing, đem lại hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt là khi doanh nghiệp tiến hành các chương trình khuyến mãi kích cầu hoặc Marketing quảng bá sản phẩm mới; từ đó đảm bảo bảo tiết kiệm ngân sách Marketing.

7. Tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ

Sử dụng mối liên hệ chặt chẽ giữa một thương hiệu với khách hàng thân thiết, khi một doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ cho phép doanh nghiệp xây dựng bảng giá sản phẩm của mình “nhỉnh” hơn các đối thủ cạnh tranh trong khi giảm thiểu nỗi lo về khách hàng, từ đó đem lại nhiều lợi ích hơn về biên lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Lúc này, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thương hiệu mạnh không chỉ đến từ giá bán, mà đến từ độ phủ sóng và sức ảnh hưởng của thương hiệu lên người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường dễ dàng hơn. Nếu xây dựng được một bộ hệ thống nhận diện thương hiệu chất lượng, doanh nghiệp sẽ có cơ hội cạnh tranh cao hơn so với các đối thủ cùng ngành, đảm bảo đi đầu và gia tăng thị phần.

Việc gia tăng thị phần trong bối cảnh hiện nay rất quan trọng bởi càng ngày càng xuất hiện nhiều công ty cạnh tranh sản phẩm cùng loại, một hệ thống xây dựng thương hiệu bền vững sẽ đảm bảo khả năng kinh doanh lâu dài trên thị trường.

Ngoài ra, sức ảnh hưởng của thương hiệu cũng giúp tạo lợi thế cạnh tranh nếu khách hàng so sánh hai sản phẩm có cùng tính năng, công dụng của hai doanh nghiệp khác nhau. Khách hàng là những người thông minh và thực tế, họ sẽ chọn chi tiêu cho sản phẩm chất lượng và uy tín hơn. Do đó, doanh nghiệp cũng nên đầu tư nhiều vào chất lượng thực của sản phẩm để xứng tầm với sức ảnh hưởng mà thương hiệu mang lại.

>>Xem thêm: 5 Bước xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả

Trên đây là những chia sẻ Bá tin và Bá mong sẽ giúp ích được cho các Anh/Chị xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, phục vụ tốt cho nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Một lần nữa, chúc Anh/Chị đọc giả ngày càng bán được nhiều đơn hàng và đạt được nhiều thành công hơn nữa.

Thân ái ./.