Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì? 05 đặc điểm cần lưu ý

Giới thiệu: Bài viết chia sẻ về hệ thống nhận diện thương hiệu là gì? Thông qua đó giúp Anh/Chị hiểu ý nghĩa tại sao cần xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp.

1. Khái niệm hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?

Hệ thống nhận diện thương hiệu (Corporate Identity) là thuật ngữ bao hàm những yếu tố có thể trông thấy và gây liên tưởng đến thương hiệu nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Chúng bao gồm bao gồm các lựa chọn chiến lược của tổ chức và cách tổ chức lựa chọn để thể hiện những điều này (theo Abratt, R. và Kleyn, N. (2012))

Chúng ta vẫn thường biết rằng, một thương hiệu để tồn tại được trong lòng người tiêu dùng thì phải có dấu ấn riêng, dấu ấn đó đến từ cái nhìn của người tiêu dùng về sản phẩm, hoặc về công ty, với những nét đặc trưng riêng, chứ không chỉ đợi đến khi “trải nghiệm” mới biết. Do đó, hệ thống nhận diện thương hiệu cốt lõi phải trả lời được các vấn đề nào của 1 thương hiệu? chúng ta hãy cùng xem các phần tiếp theo nhé!

1.1. Định nghĩa hệ thống nhận diện thương hiệu (corporate identity là gì?)

Những dấu ấn trong lòng người tiêu dùng về thương hiệu, chính là nhận diện thương hiệu (Brand Identity). Trong đó, dấu ấn về sản phẩm được xem là bản sắc sản phẩm (Product Identity) và dấu ấn về doanh nghiệp tạo nên sản phẩm là bản sắc doanh nghiệp – hay nhận diện doanh nghiệp (Corporate Identity).

Hiện tại, chúng ta thường có xu hướng nhầm lẫn giữa Brand Identity và Corporate Identity. Đa số các doanh nghiệp sử dụng Corporate Identity giống như Brand Identity và ngược lại, đặc biệt ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô sản xuất không lớn và tập trung vào một sản phẩm hoặc một dòng sản phẩm nhất định. Do đó, nhận diện doanh nghiệp trong một số trường hợp cũng được coi là nhận diện thương hiệu.

1.2 Các yếu tố của nhận diện thương hiệu (nhận diện doanh nghiệp)

Các yếu tố mà một hệ thống nhận diện thương hiệu đem lại là: nhận diện trực quan (visual identity), đặc trưng của doanh nghiệp/tổ chức (corporate identity và organization’s identity) và bản sắc tổ chức công ty (organizational identity) đó.

Trong đó, các nhận diện trực quan được thể hiện là các dấu hiệu hình ảnh khác nhau của một doanh nghiệp, được xác định như một phần trong chính sách truyền thông của doanh nghiệp. Nhận dạng trực quan bao gồm tên, logo, ​​khẩu hiệu, màu sắc, chữ ký email của tổ chức và bất kỳ thứ gì khác có liên quan đến thiết kế đồ họa. Ngoài ra còn có các phương tiện vận tải, các hệ thống phân phối, sản phẩm (hình dạng, màu sắc), các sự kiện PR – truyền thông… cũng được xem nằm trong hệ thống nhận diện thương hiệu.

Ngoài ra, các giá trị cốt lõi và giá trị xoay quanh khác của doanh nghiệp, liên quan đến lời hứa, sứ mệnh, vai trò của đội ngũ doanh nghiệp; thậm chí là giá trị doanh nghiệp được nắm giữ bởi đội ngũ nhân viên và quản lý và biểu hiện cụ thể của chúng trong biểu tượng và hành vi của tổ chức, định hướng cách thức hoạt động của tổ chức cũng thuộc về nhận diện thương hiệu (nhận diện doanh nghiệp)

>>Tìm hiểu thêm: Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những gì? 3 yếu tố cần có

1.3.  Tầm quan trọng

Nếu như các giá trị cốt lõi và các giá trị thể hiện ở tổ chức doanh nghiệp là các giá trị vô hình, chỉ được nhận thấy khi người tiêu dùng đã tiếp cận và sử dụng dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp, thì các giá trị trực quan của hệ thống nhận diện thương hiệu lại là các yếu tố tiếp cận đến không chỉ người tiêu dùng. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng sức mạnh của thương hiệu, và doanh nghiệp, và tác động vào tâm trí cả những người tiêu dùng khác – những người chưa, hoặc có khả năng sẽ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Lúc này, hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ có vai trò xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp trong cái nhìn của mọi người, để từ đó, doanh nghiệp sẽ trở thành chỗ dựa tin cậy khi người tiêu dùng có nhu cầu tìm sản phẩm.

Một công ty có hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp sẽ đem lại một số giá trị như:

  • Đảm bảo hiện diện đầu tiên khi khách hàng phát sinh nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ.
  • Đảm bảo giá trị của công ty trong tâm trí người tiêu dùng.
  • Đảo bảo sự hài lòng (về cả vật chất lẫn tinh thần) cho người tiêu dùng khi họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
  • Hỗ trợ bộ phận bán hàng một cách hiệu quả.

Đối với bản thân doanh nghiệp, hệ thống nhận diện thương hiệu xây dựng niềm tin về doanh nghiệp trong đội ngũ nhân viên – những người trực tiếp làm việc với doanh nghiệp, tạo ra giá trị cho doanh nghiệp: cả lợi nhuận lẫn uy tín, hình ảnh. Mặt khác, một hệ thống nhận diện thương hiệu đủ vững mạnh và có sức lan tỏa sẽ hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là công tác Marketing và chăm sóc khách hàng.

  • Tạo ra niềm tự hào cho các nhân viên trong công ty, thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên.
  • Tiết kiệm ngân sách cho công ty vì thương hiệu mạnh sẽ giảm thiểu chi phí cho các chương trình khuyến mãi.

Trong nền kinh tế mà sự cạnh tranh diễn ra khốc liệt, các doanh nghiệp có xu hướng đẩy mạnh xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ nhằm “ghi điểm” trong mắt người tiêu dùng, mà còn để gia tăng ảnh hưởng của mình từ đó đẩy lùi sự cạnh tranh đến từ các đối thủ khác. Như vậy, một vai trò nữa của hệ thống nhận diện thương hiệu là

  • Tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ.

2. 05 đặc điểm của hệ thống nhận diện thương hiệu (corporate identity)

Mọi thương hiệu có được sự thành công đều nhờ vào sự duy trì được một lượng khách hàng trung thành nào đó và đặc điểm của hệ thống nhận diện thương hiệu giúp doanh nghiệp của bạn trở thành duy nhất và khác biệt trong mắt khách hàng và rồi sự ghi nhớ đó đã biến họ trở thành khách hàng trung thành.

Có 05 đặc điểm của hệ thống nhận diện thương hiệu, bao gồm: Khả năng nhận diện (dễ thấy, dễ nghe, dễ nhớ…), tính đồng bộ cao, thúc đẩy mong muốn trải nghiệm, hạnh phúc khi sử dụng/trải nghiệm sản phẩm và sẵn sàng giới thiệu với người thân, bạn bè sử dụng thương hiệu đó. Để có được đặc điểm của hệ thống nhận diện thương hiệu chuẩn, ta cần đồng bộ và thiết lập quy trình ngay từ khi bắt đầu xây dựng thương hiệu.

2.1. Dễ nhận diện (dễ thấy, dễ nghe, dễ nhớ)

Một hệ thống nhận diện thương hiệu “ghi điểm” với người tiêu dùng cần phải đáp ứng điều kiện tiên quyết là: Dễ nhận diện. Dễ nhận diện ở đây được hiểu là bao gồm 03 yếu tố chính: dễ nghe, dễ thấy và dễ nhớ:

Dễ nghe nghĩa là tên thương hiệu có phát âm dễ đọc và gây ấn tượng khi được nhắc đến. Trong thực tế, có khá nhiều thương hiệu có cách đọc gần giống nhau hoặc dễ nhầm lẫn với các thương hiệu nổi tiếng, điều này có thể vừa có lợi lại vừa có hại. Doanh nghiệp có thể dễ dàng “ăn theo” danh tiếng của thương hiệu lớn, tuy nhiên sẽ rất nguy hiểm nếu có người tiêu dùng nhầm lẫn giữa hai thương hiệu. Sự quay lưng từ người tiêu dùng là điều không thể tránh khỏi.

Dễ thấy là các ấn phẩm thương hiệu có màu sắc và biểu tượng có tính chất dễ nhìn và dễ hiểu mỗi khi tiếp xúc, nếu thiết kế logo, khẩu hiểu cầu kỳ, font chữ khó đọc, màu sắc không ấn tượng thì sẽ không thỏa mãn tính chất dễ thấy. Nắm bắt được vấn đề này, các thương hiệu ngày nay thường cho ra thiết kế tối giản mà sang trọng: các font chữ không cầu kỳ, vẽ vời, tập trung vào yếu tố màu sắc và bố cục vẫn có thể tạo ấn tượng tốt trong lòng người tiêu dùng, đồng thời sẽ dễ dàng trong quá trình hội nhập (có thể dung hòa được thẩm mỹ của người dân nhiều quốc gia).

ví dụ về hệ thống nhận diện thương hiệu
Ví dụ về hệ thống nhận diện thương hiệu

Dễ nhớ nghĩa là thương hiệu có một đặc điểm nào đó mà khác biệt và đặc biệt, người tiêu dùng sẽ nhớ lâu, dễ nhận ra và hồi tưởng về thương hiệu một cách lâu dài. Để khai thác được yếu tố này, doanh nghiệp nên tập trung lồng ghép ý nghĩa của thiết kế với sứ mệnh, bản sắc của doanh nghiệp, đồng thời mạnh tay thúc đẩy hoạt động Marketing để lan truyền ý nghĩa của nhận diện thương hiệu.

>>Tham khảo thêm: Thương hiệu ngách là gì? cách nhận biết một thị trường ngách?

2.2. Tính đồng bộ cao

Bộ nhận diện thương hiệu sẽ xuất hiện trên rất nhiều ấn phẩm của doanh nghiệp. Đó có thể là bảng quảng cáo, pano, brochure, catalog, handbook, bút, bìa hồ sơ hoặc thậm chí là đồng phục, thiết kế xe vận tải của doanh nghiệp.

Các ấn phẩm thương hiệu cần có tính đồng bộ và nhất quán, đảm bảo khả năng truyền tải thống nhất đến với người tiêu dùng. Bởi chỉ cần có một sai sót nhỏ cũng sẽ dẫn đến sự nghi ngờ trong lòng người tiêu dùng về uy tín và hiệu quả làm việc của doanh nghiệp.

Vì thế khi thiết kế các ấn phẩm thương hiệu, nhà thiết kế cần có tầm nhìn tổng quan trên tất cả các ấn phẩm dự định sẽ làm để đảm bảo không bị sai lệch màu sắc, logo khó nhận diện, câu chữ không rõ ràng.

2.3. Mong muốn trải nghiệm

Yếu tố thứ 2 của một hệ thống nhận diện thương hiệu chất lượng chính là làm cho khách hàng có cảm giác mong muốn trải nghiệm các sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu đó. Một bộ nhận diện thương hiệu chất lượng và sang trọng sẽ tác động lớn đến cảm giác của khách hàng, thúc đẩy khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

Để làm được điều này, thương hiệu cần mang bản sắc, nhân cách riêng cho mình. Xung quanh thương hiệu cần có những câu chuyện tốt đẹp, thú vị, gợi lên sự tinh tế kích thức cảm giác mong muốn được trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, ấn tượng bề ngoài của thiết kế nhận diện thương hiệu cũng cần có sự trau chuốt, đầu tư, với các hình ảnh đẹp, sẽ tác động vào tâm lý duy mĩ của bất kỳ khách hàng nào “yêu cái đẹp”.

2.4. Hạnh phúc khi sử dụng

Yếu tố thứ tư của một thương hiệu chất lượng đó chính là tạo được cho khách hàng cảm giác hạnh phúc khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp về mặt vật chất lẫn tinh thần.

Về mặt vật chất, sản phẩm cần có những tính năng nổi bật, đặc biệt phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Ngoài ra, còn đảm bảo chất lượng tốt, bền bỉ và đáng tiền. Bởi các ấn phẩm, vật dụng mang thiết kế thương hiệu này đều là “bộ mặt” của thương hiệu đối với người tiêu dùng, bất kỳ vấn đề rủi ro nào xảy ra cũng đều có thể là lý do để thương hiệu đánh mất cảm tình trong lòng khách hàng.

Về mặt tinh thần cần tạo ra một không gian tinh thần thỏa mãn nhu cầu khách hàng, không gian tinh thần có thể từ các câu chuyện thương hiệu mang đậm đà bản sắc, một thông điệp tinh tế mà doanh nghiệp gửi gắm. Cá biệt, một số thương hiệu có thiết kế sang trọng, với các ấn phẩm cũng chất lượng và tinh tế không kém đã trở thành vật trang trí trên bàn làm việc của một số khách hàng trung thành. Đây là phản ứng vô cùng tích cực về nhận diện thương hiệu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn.

2.5. Sẵn sàng giới thiệu, chia sẻ

Yếu tố cuối cùng của một thương hiệu chất lượng đó chính là khả năng gắn bó của khách hàng đối với thương hiệu của doanh nghiệp.

Yếu tố này thể hiện ở sự tiêu dùng trung thành và khả năng sẵn sàng giới thiệu bạn bè, người thân đến với doanh nghiệp trong bối cảnh phù hợp. Một bộ nhận diện thương hiệu đặc sắc sẽ không chỉ gây ấn tượng với khách hàng, đối tác của doanh nghiệp, mà còn là cây cầu nối giữa đối tác, khách hàng của doanh nghiệp với những người xung quanh họ khi chúng tạo những cảm giác, cảm hứng tích cực.

Qua đó, khách hàng hoặc đối tác của doanh nghiệp hoàn toàn có thể sẵn lòng giới thiệu thương hiệu với mọi người xung quanh. Một sự bảo chứng vô cùng chặt chẽ và đáng tin cậy.

Trên đây là những chia sẻ Bá tin và Bá mong sẽ giúp ích được cho các Anh/Chị trả lời câu hỏi hệ thống nhận diện thương hiệu là gì? cũng như các đặt điểm của một thương hiệu chất lượng.

>>Xem thêm: Nhượng quyền thương hiệu là gì? kiến thức cần biết

Một lần nữa chúc Anh/Chị đọc giả ngày càng bán được nhiều đơn hàng và đạt được nhiều thành công hơn nữa trong công việc kinh doanh.

Thân ái ./.

Tài liệu tham khảo:

  1. Pat Matson Knapp; Judith Evans; Cheryl Dangel Cullen (2001), Designing Corporate Identity: graphic design as a business strategy, Rockport Publishers. ISBN 1-56496-797-2.
  2. Ang, L. (2014). Principles of Integrated Marketing Communication, New York City, NY: Cambridge University Press.
  3. Bailey, P. (2015), Marketing to the senses: A multisensory strategy to align the brand touchpoints, Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2015 from WARC: www.warc.com
  4. Belch, G. E., & Belch, M. A. (2012). Advertising and promotion: An integrated marketing communications perspective (9th ed.). New York, NY: McGraw-Hill Irwin.
  5. Abratt, R. and Kleyn, N. (2012), Corporate identity, corporate branding and corporate reputations: Reconciliation and integration, European Journal of Marketing 46(7/8)
  6. Robin Landa (2.9.2005). Designing Brand Experiences. (7th edition). Thomson Delmar Learning