5 Ví dụ về thông điệp truyền thông dân Marketing cần biết

Ví dụ về thông điệp truyền thông

Làm thế nào để thông điệp truyền thông trở nên thú vị và hấp dẫn? Trong bài viết này, Bá sẽ giới thiệu đến Anh/Chị 5 ví dụ về thông điệp truyền thông, định nghĩa cũng như cách tạo ra một thông điệp truyền thông xuất sắc riêng cho doanh nghiệp của mình.

Thông điệp truyền thông là gì?

Thông điệp là những thông tin được truyền tải từ người gửi đến người nhận dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh,…giúp người nhận hiểu được thông tin mà người gửi đang muốn truyền tải.

Thông điệp truyền thông (Media Message) là những thông điệp, nội dung mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng nhằm thuyết phục họ mua sản phẩm/dịch vụ hoặc hợp tác kinh doanh thông qua các kênh truyền thông.

Thông điệp truyền thông là gì
Ví dụ về thông điệp truyền thông – Thông điệp truyền thông là gì?

Thông điệp truyền thông có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến việc giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu trong kinh doanh. Một số vai trò của thông điệp truyền thông đối với doanh nghiệp:

  • Tạo ấn tượng, thu hút khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu,…từ những thông điệp truyền thông của doanh nghiệp.
  • Truyền tải thông tin về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng,
  • Thúc đẩy hành động của khách hàng như: đăng ký dịch vụ, mua hàng, tương tác với doanh nghiệp,…
  • Xây dựng mối quan hệ gần gũi và tạo lòng tin với khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp

Chính vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng thông điệp truyền thông của mình một cách cẩn thận để thể hiện được giá trị của sản phẩm/dịch vụ của mình và thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động.

Thông điệp truyền thông trong Marketing là gì?

Thông điệp truyền thông trong Marketing là những ý tưởng chính, nội dung chính mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng mục tiêu qua các kênh truyền thông trong marketing.

Thông điệp truyền thông trong marketing không chỉ đơn giản là chia sẻ thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp mà còn liên quan đến việc xây dựng nhận diện thương hiệu.

Thông điệp truyền thông của doanh nghiệp cần phải nói lên được các nội dung quan trọng như: tầm nhìn, sứ mệnh giá trị cốt lõi của sản phẩm hay của doanh nghiệp mang đến cho khách hàng, để họ có thể rõ hơn về giá trị của thông điệp trong chiến dịch của doanh nghiệp.

Ví dụ về thông điệp truyền thông
Ví dụ về thông điệp truyền thông – Thông điệp truyền thông trong Marketing là gì?

Hiện nay, thông điệp truyền thông được sử dụng đa dạng trong tất cả mọi ngành nghề và trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp, thương hiệu để quảng bá sản phẩm, dịch vụ, sự kiện,…

Ví dụ các thông điệp truyền thông trong Marketing thường xuất hiện trong slogan, khẩu hiệu,…. ở các TVC quảng cáo, banner, poster,… của các chiến dịch.

> Tìm hiểu thêm: 10 ví dụ về các chiến dịch quảng cáo thành công ở Việt Nam

5 Ví dụ về thông điệp truyền thông từ thương hiệu nổi tiếng

Thông điệp truyền thông có vai trò rất lớn trong việc thu hút khách hàng tiềm năng và thúc đẩy họ trở thành khách hàng thực sự, đồng thời sẵn sàng chi trả.

Cho dù doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực tiếp thị B2C hoặc B2B, cung cấp phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) hay kinh doanh trong ngành thời trang,… thì đều cần phải có một thông điệp truyền thông.

Dưới đây là một số ví dụ về thông điệp truyền thông của các nhãn hàng để Anh/Chị hiểu rõ hơn về thông điệp truyền thông:

Ví dụ về thông điệp truyền thông từ thương hiệu nổi tiếng
Ví dụ về thông điệp truyền thông từ thương hiệu nổi tiếng

Thông điệp truyền thông của Nike

Một trong những sự thành công tạo nên thương hiệu Nike đó chính là thông điệp truyền thông cốt lõi xuyên suốt 30 năm “Just Do It”.

Thông điệp truyền thông “Just Do It” của Nike có nghĩa là “Cứ làm đi” xuất hiện trong một đoạn TVC ngắn khoảng 30s của trong chiến dịch truyền thông của thương hiệu, đã khơi dậy cảm hứng và thúc đẩy mọi người hãy cứ làm theo niềm đam mê của bản thân để đạt được mục tiêu.

Kể từ chiến dịch truyền thông và thông điệp truyền thông này, Nike đã truyền cảm hứng đến đúng đối tượng mục tiêu là những vận động viên, những người yêu thích thể thao và tất cả mọi người trên thế giới cùng biết đến thương hiệu. Đây là một ví dụ về thông điệp truyền thông xuyên suốt tạo nên thương hiệu của Nike.

Tìm hiểu thêm: 6 Ví dụ về câu chuyện thương hiệu (brand story) nổi tiếng

Thông điệp truyền thông của Vinamilk

Vinamilk là thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam, không chỉ mang đến những sản phẩm sữa chất lượng cao mà Vinamilk còn gắn với những thông điệp truyền thông ý nghĩa.

“Vươn cao Việt Nam” là thông điệp truyền thông gắn với tên tuổi của Vinamilk đã được 40 năm. Thông điệp xuất hiện lần đầu vào năm 2008 trong MV “40 năm – Vươn cao Việt Nam” đã khẳng định và gắn liền với sứ mệnh của thương hiệu là vì tầm vóc và sức khỏe của trẻ em Việt.

Ví dụ về thông điệp truyền thông của Vinamilk “Vươn cao Việt Nam” không chỉ thể hiện sứ mệnh của thương hiệu đối với sức khỏe của người Việt, mà còn thể hiện khát vọng đưa thương hiệu vươn cao, vươn xa hơn.

Đồng thời thông điệp truyền thông này đã trở thành một phần bản sắc của thương hiệu, truyền cảm hứng, tạo sự tin tưởng của người Việt đối với Vinamilk mãi cho đến ngày nay.

Thông điệp truyền thông của Cocoon

Cocoon là một thương hiệu mỹ phẩm thuần chay tại Việt Nam, nổi bật với các sản phẩm chất lượng, lành tính an toàn cho da với thành phần chủ yếu từ hạt Cà phê Đăk Lăk.

Không chỉ là một thương hiệu chỉn chu về chất lượng, bao bì, mẫu mã sản phẩm,… Cocoon còn truyền tải các thông điệp truyền thông gần gũi với môi trường, tập trung vào các giá trị tự nhiên.

“Love Your Nature” là một thông điệp truyền thông của Cocoon năm 2023, có nghĩa là “Cứ tự nhiên đi”. Đây là thông điệp và cũng là chiến dịch ngắn của thương hiệu xuất phát từ lòng yêu thương và sự tôn trọng đối với cộng đồng LGBT+.

Ví dụ về thông điệp truyền thông của Cocoon “Love Your Nature” không chỉ đơn giản chỉ là một thông điệp, mà đây còn là một lời khuyên của thương hiệu muốn nhắn nhủ đến mọi người “dù bạn là ai, thì làn da cũng cần được chăm sóc và duy trì vẻ đẹp tự nhiên của chúng”.

Vì thế mỗi sản phẩm của Cocoon đều được chiết xuất 100% tự nhiên, an toàn cho da và cam kết không thử nghiệm trên động vật. Chính những thông điệp truyền thông gần gũi đã mang thương hiệu trở thành lựa chọn số 1 cho bất kì ai ưa thích mỹ phẩm thuần chay.

Thông điệp truyền thông của Coca-cola

Ví dụ thông điệp truyền thông quảng cáo trong chiến dịch Tết năm 2023 của Coca-cola với thông điệp truyền thông “Tết dẫu đổi thay, diệu kỳ vẫn ở đây”. Coca-cola với mục đích làm nổi bật giá trị truyền thống của Tết Nguyên Đán, dù mỗi năm Tết có nhiều thay đổi nhưng những cảm giác sum họ gia đình sẽ mãi luôn vẹn nguyên.

Cũng từ thông điệp truyền thông ý nghĩa mà Coca-cola truyền tải đã giúp cho thương hiệu gần 30 vẫn luôn gắn liền với người Việt vào mỗi dịp Tết đến xuân về.

Giữa vô vàn các thông điệp truyền thông từ các đối thủ cạnh tranh, Coca-cola vẫn luôn giữ vững màu sắc thông điệp truyền thông sáng tạo, khéo léo để về vẻ đẹp của dân tộc Việt và Tết đoàn viên. Đây cũng là một ví dụ về thông điệp truyền thông của Coca-cola với tính nhất quán mà các thương hiệu khác nên học hỏi.

Thông điệp truyền thông của MILO

Một trong những ví dụ về thông điệp truyền thông của MILO nổi bật gần đây nhất phải kể đến chiến dịch “MILO mỗi ngày, bền bỉ hơn từng ngày” với thông điệp truyền thông “MILO đã được chứng minh khoa học giúp trẻ bền bỉ hơn” nhấn mạnh vào việc duy trì một lối sống lành mạnh và năng động mỗi ngày với sự hỗ trợ từ MILO.

Thông điệp truyền thông này đã thể hiện được nhu cầu của trẻ em và đưa ra giải pháp cho phụ huynh và kết hợp với các kênh truyền thông để lan tỏa thông điệp và chiến dịch mạnh mẽ. Từ đây đã giúp chiến dịch trở thành một case – study tiêu biểu trong lĩnh vực marketing.

> Tìm hiểu thêm: Giải Case là gì? 5 bước phân tích case study “tinh gọn”

Cách xây dựng thông điệp truyền thông quảng cáo hấp dẫn

Một thông điệp truyền thông hấp dẫn sẽ giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận đến khách hàng tiềm năng và chuyển đổi họ thành người mua hàng dễ hơn. Vậy Anh/Chị đã biết cách viết thông điệp truyền thông hấp dẫn ? Làm tể nào để xác định thông điệp?

Dưới đây là cách xây dựng một thông điệp truyền thông hấp dẫn cho doanh nghiệp của mình, phục vụ cho direct marketing và quảng cáo trong các chiến dịch truyền thông:

Cách xây dựng thông điệp truyền thông hiệu quả
Ví dụ về thông điệp truyền thông – Cách xây dựng thông điệp truyền thông hiệu quả
  1. Xác định khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn nhắm đến là ai như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập,… phân tích chân dung khách hàng mục tiêu theo mô hình 5W1H, khảo sát hành vi,…
  2. Nắm bắt được khó khăn, nỗi đau của khách hàng như những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, những mong muốn của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ hay thương hiệu.
  3. Xác định các đề xuất giá trị như trình bày sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu là một phương pháp giải quyết những điểm yếu, nỗi đau cụ thể của khách hàng và minh chứng cho điều đó.
  4. Ưu tiên sự rõ ràng và súc tích để khách hàng có thể hiểu được thông điệp truyền thông mà thương hiệu truyền tải một cách nhanh chóng và dễ nhớ nhất.
  5. Không lạm dụng từ ngữ chuyên môn để khách hàng thấy được sự gần gũi của thương hiệu và dễ hiểu được nội dung thông điệp.
  6. Thể hiện được tính độc đáo trong thương hiệu là cách để thu hút sự chú ý của khách hàng, đối tượng khách hàng tiềm năng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải có trong thông điệp truyền thông.
  7. Đưa UGS vào thông điệp truyền thông là cách người tiêu dùng thường tin tưởng doanh nghiệp từ những lời giới thiệu từ người khác.
  8. Thu hút cảm xúc và logic của khách hàng bằng cách tạo ra các nội dung hài hước, kích thích cảm xúc của khách hàng.

> Tìm hiểu thêm: 10 Ví dụ về quá trình truyền thông từ thương hiệu hàng đầu

Tổng kết

Từ các ví dụ về thông điệp truyền thông của các nhãn hàng, thương hiệu có thể thấy được vai trò quan trọng của thông điệp truyền thông đối với doanh nghiệp trong việc thuyết phục khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ và thể hiện được cá tính thương hiệu trong các thông điệp.

Hy qua bài viết này với quy trình 8 bước xây dựng cũng như 5 ví dụ về thông điệp truyền thông sẽ giúp Anh/chị đã biết cách tạo một thông điệp truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp của mình nhé!

Để lại một bình luận