Để trở thành một Digital Marketer thành công bạn phải sẵn sàng đổi mới, nắm bắt các xu hướng tiếp thị. Từ đó, ứng dụng chúng để xây dựng chiến lược, triển khai và giám sát hiệu suất mà các chiến dịch đó mang lại. Điều quan trọng là bạn không nên tiếp tục sử dụng những chiến thuật lỗi thời không mang lại giá trị gì cho doanh nghiệp. Cập nhật ngay Top 3 xu hướng Digital Marketing trong năm 2024 để cải thiện lợi nhuận nhé.
1. Xu hướng Video Marketing đa kênh
Xu hướng digital marketing nổi bật nhất năm 2024 chính là sản xuất nội dung Video. Cụ thể
- Live Marketing – livestream trên các kênh truyền thông xã hội (thích hợp với các nhà bán hàng nhỏ lẻ).
- Video short
- Video Animation
- Video hội thảo Webinar
1.1 Live Marketing
Live Marketing trở nên phổ biến rộng rãi, mang lại kết quả vô cùng tích cực, đặc biệt là bạn có thể live trên hầu hết các nền tảng. Công cụ Live Marketing để bán hàng, giải đáp thông tin sản phẩm, gây dựng niềm tin khách hàng đã trở thành xu hướng tiếp thị chung cho cả thế giới.
Theo các phân tích về hành vi người tiêu dùng, điểm chạm và giảm pháp tiếp cận hiệu quả nhất là live marketing. Tiếp thị bằng hình thức truyền tải nội dung trực tiếp đến người tiêu dùng không phải là giải pháp tạm thời. Trong thời đại công nghệ số, doanh nghiệp cần nhận định được Live marketing là công cụ quan trọng với nhiều khía cạnh để khai thác và chắc chắn sẽ vẫn là xu hướng lâu dài.
1.2 Video ngắn
Sau quá trình phân tích thói quen sử dụng mạng xã hội của người tiêu dùng, các nhà điều hành đưa ra nhận định, thời gian chú ý của người dùng kéo dài từ 5-6 giây, vì vậy doanh nghiệp cần sắp xếp bố cục nội dung để tiếp cận được nhiều người nhất.
Video ngắn sẽ trở thành loại hình quảng cáo hiệu quả nhất vì 3 số liệu sau:
- 68% người dùng thích xem video dài dưới 1 phút.
- 49% video doanh nghiệp phát hành có độ dài dưới 1 phút.
- 66% video quảng cáo có độ dài dưới 30 giây.
Video ngắn không chỉ phục vụ cho mục đích quảng cáo, bạn cũng có thể sáng tạo nội dung video để tương tác, trao đổi thông tin với khách hàng một cách thu hút, thân thiện, nhanh chóng hơn, đồng thời Video ngắn còn giúp bạn xây dựng nhận diện thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ một cách hiệu quả.
1.2.1 Tik Tok
Tik Tok đã chính đạt mốc 3 tỷ lượt tải về trên toàn thế giới. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp không nên bỏ qua miếng bánh béo bở này.
Nhóm khách hàng sử dụng Tik Tok đa số là người trẻ nằm trong độ tuổi từ 13 – 24. Vì vậy, doanh nghiệp có thể định hướng phát triển nội dung trên nền tảng này dưới dạng review, chia sẻ kiến thức, thông tin giá trị (có hình ảnh sản phẩm, dịch vụ). Hoặc tạo nội dung độc đáo tạo xu hướng để nhiều dùng biết đến bạn hơn.
1.2.2 Instagram Reels
Reels là sản phẩm video ngắn được Instagram ra mắt từ tháng 8/2020, Reels cho phép người dùng tạo video ngắn 15s – 30s (theo cập nhất mới nhất Instagram đã tăng thời lượng Reels lên 80s), có thể chèn text, hiệu ứng, sticker,… Reels được đăng tải dưới dạng stories hoặc new feed cá nhân.
Để tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, Instagram đã cập nhật tính năng Insight for Reels hiển thị các dữ liệu như like, comment, accounts reached,… để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả quảng cáo.
1.2.3 Youtube Short
Tik Tok thu hút được đại bộ phần người tiêu dùng trẻ, vì vậy một số thương hiệu, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ “kén khách” có thể gặp khó khăn trong việc tiếp thị thông qua Tik Tok.
Trong khi đó Youtube có nội dung rộng hơn, có thu hút được nhiều người từ mọi nhóm tuổi, khu vực địa lý cũng như ngành và lĩnh vực kinh doanh đa dạng hơn. Doanh nghiệp nên xây dựng kênh Youtube riêng, với video short doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu hơn.
Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn hướng đến việc đầu tư có thể gặp khó khăn trong việc truyền tải thông tin và kết nối đến khách hàng trẻ tuổi thông qua Tik Tok. Nhưng video short của Youtube có thể kết nối doanh nghiệp với những người quan tâm đến việc đầu tư.
Đặc biệt Video short có thể tồn tại lâu dài. Stories trên Instagram/Facebook sẽ bị xóa sau 24 giờ. Còn Shorts của Youtube sẽ tồn tại vĩnh viễn, điều này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức thương hiệu lâu dài.
1.3 Video Animation
Video Animation trở thành chiến lược tiếp thị mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Bởi sự sống động của các nhân vật được tạo dựng trong video, khiến người xem tò mò và bị thu hút, quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ hơn.
Video Animation sáng tạo tạo thiện cảm, tác động đến cảm xúc của con người, góp phần tạo dựng liên kết giữa khách hàng và doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sáng tạo video animation bằng những nguồn tài nguyên sẵn có, không tốn quá nhiều chi phí cũng như nguồn lực.
>>Tham khảo thêm: Top các kênh digital marketing hiệu quả nhất
2. Xu hướng Infographics Content
Người tiêu dùng đang bị “ngộ độc” trong một khối lượng thông tin khổng lồ phải tiếp nhận mỗi ngày. Vì vậy, doanh nghiệp bằng kịp xu hướng sáng tạo nội dung Infographics, đây là dạng thông tin ngắn gọn, được trình bày theo bố cục rõ ràng, hấp dẫn, dễ hiểu.
Infographics được coi là một bức ảnh có giá trị hơn ngàn lời nói vì nó là sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh và từ ngữ. Doanh nghiệp có thể tiếp thị sản phẩm, dịch vụ bằng cách khai thác thế giới ngôn từ và hình ảnh. Từ đó, cho dù là một chủ đề chuyên ngành khó hiểu đến đâu thì Infographics vẫn dễ dàng truyền đạt và giữ chân khách hàng.
Tuy nhiên, để sáng tạo nội dung Infographics bạn cần nhiều thời gian để thu thập những số liệu, hình ảnh liên quan, xây dựng nội dung hấp dẫn sau đó phải trình bày chúng một cách thẩm mỹ và trực quan nhất. Infographics content của bạn sẽ thành công khi một chủ đề vô cùng khô khan, chuyên sâu nhưng được hình ảnh hóa một cách hấp dẫn, dễ nhớ.
Những nội dung Infographics hấp dẫn sẽ thúc đẩy người đọc chia sẻ, đây chính là mục tiêu chính trong việc xây dựng thương hiệu, bạn có thể bổ sung nguồn backlink giá trị về web chính thức, việc này sẽ giúp bạn cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm (SEO).
Hiện nay nhiều nền tảng phát triển website cho phép bạn chia sẻ Infographics bằng cách nhúng hoặc dán link vào web.
Sáng tạo hình ảnh bắt mắt, trực quan giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng, nâng cao nhận thức về thương hiệu đến khách hàng. Infographics là một lựa chọn tuyệt vời giúp doanh nghiệp tiếp cận và “gây thương nhớ” đến khách hàng.
3. Xu hướng xây dựng thương hiệu doanh nghiệp/ cá nhân trên Social Media
Việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp/cá nhân là việc tạo dựng hình ảnh đại diện cho biết bạn là ai, doanh nghiệp của bạn đang hoạt động trong lĩnh vực gì, mức độ uy tín, đặc điểm về doanh nghiệp. Có thể nói xây dựng thương doanh nghiệp/ cá nhân là việc củng cố, đơn giản hóa những thông tin một cách khách quan về doanh nghiệp/ cá nhân.
Trong môi trường kinh doanh hay thị trường việc làm, dù bạn là ứng viên hay nhà tuyển dụng thì việc tạo dựng thương hiệu để gây ấn tượng là vô cùng quan trọng.
Nếu bạn là doanh nghiệp việc xây dựng thương hiệu sẽ giúp bạn tạo được sự tin tưởng đến khách hàng thông qua những gì doanh nghiệp đã đạt được cũng như sản phẩm đã đem lại hiệu quả như thế nào đến những người đã sử dụng.
Nếu bạn là cá nhân thì việc xây dựng thương hiệu sẽ giúp bạn khẳng định giá trị bản thân thông qua các hoạt động, trải nghiệm,… mà bạn đã tích lũy được, tạo ấn tượng tốt đến nhà tuyển dụng hoặc đối tác. Và phương tiện giúp bạn xây dựng thương hiệu tốt nhất chính là Social Media.
>>Tìm hiểu thêm: Ưu điểm của digital marketing là gì so với marketing truyền thống?
Vậy lợi ích của việc xây dựng thương hiệu trên Social Media là gì?
3.1 Tiếp cận, thu hút, thuyết phục khách hàng nhanh chóng
Tiếp thị thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ thông qua các kênh truyền thông xã hội vẫn là xu hướng digital marketing hiện nay. Truyền thông online được hưởng lợi ích từ tốc độ truyền tin nhanh chóng, chi phí thấp đặc biệt cho phép người dùng tương tác trực tiếp với doanh nghiệp (review, livestream, feedback,…), từ đây tạo dựng được lòng tin đến nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, kích thích họ trải nghiệm dịch vụ và sản phẩm.
3.2 Tăng độ phủ cho thương hiệu doanh nghiệp
Tiếp thị bằng kênh truyền thông xã hội đã trở thành phương tiện tiếp cận khách hàng mà hầu như doanh nghiệp nào cũng áp dụng. Quan trọng là các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, Tik Tok,… luôn cập nhật và phát triển những thuật toán riêng để cung cấp cho doanh nghiệp những dữ liệu về nhu cầu của khách hàng thông qua trình quản lý quảng cáo, lịch sử tìm kiếm, cuộc hội thoại, trò chuyện,… Doanh nghiệp có cơ hội xuất hiện nhiều hơn với tần suất lớn hơn tạo được mức độ nhận diện cao, nhắc nhở khách hàng về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình.
3.3 Dễ dàng phân tích đối thủ
Thông qua những dữ liệu thu thập được trong quá trình chạy quảng cáo và các hoạt động tương tác trên các kênh truyền thông xã hội như like, share, comment, doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ thành công của chiến dịch. Đồng thời, với việc liên tục cập nhật các con số này, doanh nghiệp cũng có thể đánh giá tổng quan tình hình cung – cầu trên thị trường, từ đó tạo ra xu hướng và phát triển chiến lược phù hợp.
Hãy nhớ rằng, nhu cầu, sở thích, hành vi và thói quen của người tiêu dùng luôn thay đổi không ngừng. Vì vậy, là một digital marketer, bạn cần liên tục cập nhật và thay đổi để điều chỉnh chiến lược marketing sao cho phù hợp nhất với xu hướng digital marketing hiện tại. Đừng ngần ngại trong việc học hỏi và thích nghi để luôn dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông số này nhé!
>> Xem thêm: Dịch vụ Digital marketing online tổng thể, đa nền tảng