Nhu cầu của thị trường lao động ngày càng tăng, hàng ngày bạn có thể thấy hàng trăm tin tuyển dụng từ các đơn vị tuyển dụng với nhiều vị trí, mức lương, chế độ hấp dẫn. Digital Marketing trở thành ngành được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi đó là môi trường năng động, đầy sáng tạo và không ngừng đổi mới. Vậy ngành digital marketing học những gì? Cùng mình tìm hiểu ngay dưới bài viết sau.
Nội dung bài viết
1. Ngành Digital Marketing là ngành gì?
Ngành digital marketing là công việc liên quan đến các hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ xây dựng mục tiêu cụ thể, rõ ràng trong từ mùa (giai đoạn), có thể đo lường hiệu quả, tạo tương tác cao khi ứng dụng các công nghệ số hay digital để thu hút, tiếp cận, giữ chân khách hàng tiềm năng từ những phân tích hành vi.
Theo Philips Kotler – chuyên gia hàng đầu của Tập đoàn tiếp thị Kotler thì “Digital marketing là quá trình lên kế hoạch về các sản phẩm, định giá, phân phối và bán sản phẩm, lên ý tưởng tiếp cận, tìm giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, tổ chức thông qua các phương tiện điện tử (mạng xã hội) và Internet”.
Mục đích của công việc digital marketing là xây dựng thương hiệu, tăng độ nhận diện, tạo dựng lòng tin của khách hàng và đẩy mạnh doanh thu. Ngành digital marketing sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận, tương tác với khách hàng một các dễ dàng hơn so với việc quảng bá theo cách truyền thống. Tiếp thị số khiến khách hàng ghi nhớ thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ thông qua các bài viết, hình ảnh, câu khẩu hiệu, logo của doanh nghiệp trên Internet.
Đặc biệt, Digital marketing thường được thiết lập bằng những chiến thuật và kênh kỹ thuật số được doanh nghiệp phát triển nhằm kết nối, tương tác với khách hàng (ví dụ: Facebook, Website, Instagram… hay quảng cáo kỹ thuật số, email marketing). Một chiến dịch quảng bá thường kéo dài và tổng thể, hỗ trợ để đạt được những mục tiêu về doanh thu hoặc tạo độ phủ thương hiệu, sản phẩm đến nhiều khách hàng hơn.
>>Tham khảo thêm: Các thuật ngữ trong Digital Marketing thông dụng
2. Ngành Digital Marketing học những gì?
Thông thường một khóa học digital marketing sẽ có lộ trình rất rõ ràng, bắt đầu từ những khái niệm cơ bản giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành này. Sau đó bạn sẽ được học những kiến thức, kĩ năng chuyên sâu như SEO (tối ưu công cụ tìm kiếm), tiếp thị qua email, chạy quảng cáo trên các nền tảng xã hội.
2.1. Social Media Marketing
Social media là tiếp thị trên các mạng xã hội là sử dụng các phương tiện truyền thông như Facebook, Instagram, Zalo, LinkedIn,… để bán sản phẩm, dịch vụ. Nắm rõ các kiến thức về social marketing bạn sẽ sử dụng các kênh truyền thông trực tuyến để trao đổi trực tiếp với khách hàng, chia sẻ nội dung, tham gia các cuộc thảo luận. tạo dựng niềm tin, tiếp cận nhiều người, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của doanh nghiệp.
Thêm vào đó social marketing còn giúp bạn tiếp thị sản phẩm thông qua những đánh giá tích cực từ khách hàng đã sử dụng sản phẩm, ví dụ khách A mua sản phẩm B của bạn rất hài lòng và chia sẻ trên trang cá nhân của khách hàng A, bạn bè của khách hàng A thấy sản phẩm của bạn và nhận đây là một sản phẩm chất lượng, khi họ có nhu cầu sẽ lựa chọn ngay. Bạn không cần quảng bá cho bạn, khách hàng của bạn sẽ làm điều đó.
Một lợi ích cuối cùng khi học kỹ năng này là bạn có thể phân tích hành vi, thói quen của khách hàng thông qua dữ liệu, báo cáo của kênh xã hội cũng như lượt tương tác với thương hiệu của bạn.
2.2. Search Engine Optimization (SEO)
SEO là tối ưu công cụ tìm kiếm, với mục đích tăng khả năng hiển thị, thứ hạng của một website trên trang tìm kiếm như Google.
Tóm lại, kỹ năng SEO là tối ưu hóa Website để đưa từ khóa, thương hiệu lên trang đầu/ top 1 của bảng tìm kiếm. Từ đây khách hàng sẽ biết đến nội dung của bạn thường xuyên và nhiều hơn.
SEO là tạo điều kiện để thương hiệu tăng trưởng, chiến lược kinh doanh online, giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn trong thời đại công nghệ số. Nếu bạn muốn giúp doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực digital marketing thì cần tập trung phát triển vào việc SEO hiệu quả.
Từ thói quen search (tra cứu) thông tin của người dùng thì họ chỉ click (nhấp) vào các trang web ở vị trí đầu trên trang nhất và ít khi chuyển sang trang hai để tìm hiểu thông tin họ đang cần. Những website ở top đầu sẽ được ưu tiên xác định hơn, Seo sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải thông tin đến khách hàng của họ và thuyết phục họ quyết định mua hàng.
2.3. Content Marketing
Tập trung vào việc xây dựng nội dung có giá trị cho khách hàng mục tiêu, từ đây hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, thu hút được nhiều khách hàng hơn đồng thời tạo sự uy tín cho doanh nghiệp.
Công việc của tiếp thị nội dung là tao và phân phối nội dung hữu ích, thiết thực liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ. Content marketing hoạt động với mục đích thu hút, tiếp cận, giữ chân khách hàng từ đây thúc đẩy hành vi và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi (từ người có nhu cầu mua hàng thành khách hàng đã mua sản phẩm). Người làm content đem đến cho người đọc kiến thức đời sống bằng cách chia sẻ thông tin về: giáo dục, giải trí, tips, hướng dẫn sử dụng, review,…
Bên cạnh việc quảng cáo các sản phẩm và dịch vụ của mình, bạn nên cung cấp những nội dung chất lượng, nghiên cứu những vấn đề mà khách hàng tiềm năng của bạn gặp phải, đưa ra hướng giải quyết sau đó mới thuyết phục họ mua hàng, công việc content marketing là chiến thuật “mưa dầm thấm lâu” vì vậy bạn không nên quá mong chờ rằng những nội dung bạn đã chia sẻ sẽ mang về khách hàng ngay nhé.
2.4. Digital Advertising (Ads)
Đây là hình thức chạy quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ hay phủ thương hiệu doanh nghiệp đến các đối tượng khách hàng thông qua các kênh truyền thông xã hội. Về cơ bản có 3 hình thức chạy quảng cáo: PPC – quảng cáo trả tiền trên mỗi cú nhấp chuột, quảng cáo hiển thị (có thể là đặt banner trên các website, quảng cáo trên các loại app,…), quảng cáo trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tik Tok, Youtube,…
Chạy quảng cáo là kiểu tiếp thị quảng cáo hiển thị phân phối tự động dựa trên các yếu tố đã thiết lập sẵn dựa trên hành vi, sở thích, thói quen, vị trí địa lý, độ tuổi, giới tính,… của khách hàng tiềm năng.
Từ đây doanh nghiệp hoặc cá nhân cần chi tiền để quảng bá hiển thị sản phẩm, dịch vụ theo chính sách của các kênh truyền thông xã hội.
Bên cạnh những kiến thức bắt buộc trên, ngành digital marketing còn học những kiến thức về:
- Cách lên kế hoạch và chiến lược: kết hợp giữa xây dựng chiến lược và ứng dụng các công cụ đã nêu để có cái nhìn tổng quan về một chiến dịch dài hạn đồng thời đánh giá được kết quả và hiệu suất của nó, liệu chiến dịch này đã đạt được mục tiêu đề ra chưa.
- Hành vi/tâm lý khách hàng: Nghiên cứu, thấu hiểu người tiêu dùng, doanh nghiệp có để thiết lập kế hoạch digital tốt hơn và đem lại lợi nhuận cao hơn.
- Kỹ năng sáng tạo: làm digital mà không sáng tạo bạn sẽ không thể phát triển. Bạn không cần phải sáng tạo như nhà biên kịch nổi tiếng, nhưng phải có tư duy sáng tạo và tìm kiếm cách tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên và quảng bá sản phẩm dịch vụ.
- Kỹ năng công nghệ: digital là ngành tiếp xúc trực tiếp với công nghệ số, bạn có thể không cần biết thiết kế đồ họa, thiết kế website nhưng phải chủ động học kiến thức cơ bản về cách làm hình đơn giản hay nội dung cho trang web.
>>Tìm hiểu thêm: 5 bước tự học Digital Marketing cho người mới bắt đầu
3. Người làm ngành Digital Marketing cần có tố chất gì?
- Nhanh nhạy nắm bắt xu hướng: để tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên và hiệu quả nhất, việc sử dụng lại những chiến thuật cũ, công cụ đơn thuần sẽ không còn tác dụng. Người giành ưu thế trong marketing là người đi đầu xu hướng, nắm bắt công nghệ hiện đại, hiểu rõ nhu cầu người tiêu dùng để tạo nội dung tiếp cận từng đối tượng phù hợp.
- Kiên trì, cần cù, không bỏ cuộc: digital marketing không bao giờ đơn giản, bạn cần kiên nhẫn dành nhiều thời gian và sự nỗ lực thì mới có thể thành công. Hiếm ai xây dựng chiến lược marketing lần đầu mà có kết quả tích cực ngay, đó là một hành trình vô cùng dài và gian nan, xây dựng, thử nghiệm và thay đổi.
- Bạn cần có một tinh thần thép luôn sẵn sàng vươn lên sau những sai lầm, để trưởng thành và phát triển hơn. Đừng ngừng học hỏi những điều mới và biết cách rút bài học từ những người đi trước.
- Tập trung tiếp thu kiến thức và kỹ năng: Không chỉ riêng ngành digital, mà bất cứ ngành nghề nào đều cần đầu tư kiến thức chuyên môn. Kiến thức đến từ trường lớp, internet, tài liệu có vẻ khá khô khan nhưng nó lại là chìa khóa giúp bạn mở ra con đường thành công sau này. Bên cạnh đó, bạn hãy chủ động tìm kiếm kiến thức từ nhiều nguồn, tích lũy và đúc kết riêng cho mình. Đừng quên trau dồi kỹ năng sáng tạo nội dung, sử dụng các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, video cơ bản, kỹ năng làm việc nhóm để trở thành một digital marketer tài ba nhé.
Hãy nhớ rằng, để thành công trong lĩnh vực digital marketing không phải là điều dễ dàng. Bá mong rằng Anh/chị sẽ luôn duy trì đam mê và không ngừng phát triển bản thân. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết Digital marketing học những gì sẽ giúp Anh/chị hiểu rõ hơn về lĩnh vực này.
>> Xem thêm: Nên học Digital Marketing ở đâu tốt nhất TPHCM