Sự khác nhau giữa Digital Marketing và Online Marketing nên biết

Có những thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn và hay bị lạm dụng cách gọi tên mà nhiều người gặp phải đó là Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) và tiếp thị trực tuyến (Online Marketing). Một số người khác thì xem hai thuật ngữ này là từ đồng nghĩa có thể thay thế nhau. Nhưng thực tế thì DIgital Marketing mang ý nghĩa bao quát  hơn Online Marketing.

Vậy đâu là sự khác nhau giữa Digital Marketing và Online Marketing? Tham khảo bài viết sau để tìm câu trả lời thỏa đáng nhé.

Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu hiểu lại khái niệm digital marketing và online marketing là gì?

1. Digital Marketing – Tiếp thị kỹ thuật số 

Dịch sao hiểu vậy Digital marketing là tiếp thị kỹ thuật số, là những hoạt động quảng bá, sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu doanh nghiệp thông qua các phương tiện truyền thông xã hội trên mạng lưới Internet. Hoạt động quảng bá diễn ra trên máy tính, các thiết bị di động, biển quảng cáo hiển thị (bảng quảng cáo dạng led), các phương tiện kỹ thuật số phổ biến khác.

Digital marketing không bị giới hạn trên các nền tảng kỹ thuật số, chúng bao gồm nhiều loại kỹ thuật tiếp thị, bao quát hơn, rộng lớn hơn. Có thể là tiếp thị trên mạng xã hội, app, ebook, content, TVC (quảng cáo TV), Digital OOH, email, game,…

sự khác nhau giữa digital marketing và online marketing
Digital Marketing – Tiếp thị kỹ thuật số

Digital marketing còn được nhiều nguồn tài liệu định nghĩa như sau:

  • Asia Digital Marketing Association định nghĩa “Tiếp thị kỹ thuật số là chiến thuật tiếp thị sử dụng Internet làm phương tiện cho những hoạt động truyền thông cũng như trao đổi thông tin”.
  • Wikipedia “Digital marketing hoạt động trên nhiều lĩnh vực bao hàm hơn sao với marketing truyền thống, người làm tiếp thị kỹ thuật số hướng người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ thông qua những thông tin hiển thị trên các kênh truyền thông xã hội”.
  • Jared Reitzin, CEO – mobileStorm Inc lại định nghĩa rằng “Tiếp thị kỹ thuật số là hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ bằng cách dùng những kênh phân phối trực tuyến (online) dựa trên những dữ liệu cơ sở nhằm tiếp cận những khách có nhu cầu, đúng thời điểm.
  • Dave Chaffey, Insights Director at ClickThrough Marketing “Tiếp thị kỹ thuật số là quản lý, giám sát, thực hiện những hoạt động quảng bá thông qua các nền tảng công nghệ số như Website, mạng xã hội, email, iTV, những phương tiện không dây, đồng thời kết hợp với những dữ liệu đã phân tích về hành vi, thói quen, sở thích của khách hàng.”

>> Xem thêm: Công việc Digital marketing cụ thể?

2. Online Marketing – Tiếp thị trực tuyến

Tiếp thị trực tuyến được gọi là tập hợp con của tiếp thị kỹ thuật số, Online Marketing được hiểu nôm na là quảng bá sản phẩm, dịch vụ trên Internet hay quảng bá trực tuyến. Có thể bạn chưa biết ngoài cái online marketing thì loại hình tiếp thị này còn được gọi là online advertising. 

sự khác nhau giữa digital marketing và online marketing
Online Marketing – Tiếp thị trực tuyến

Online marketing thường ứng dụng các phương tiện kỹ thuật số để tiếp cận các nhóm đối tượng tiềm năng. Từ những hoạt động mỗi ngày, doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá, nghiên cứu về thị trường, khả năng phát triển của sản phẩm, dịch vụ nhằm gia tăng doanh số. Online Marketing gồm những hình thức cơ bản sau:

  • SEO – SEM: là những hoạt động tiếp thị với mục tiêu tối ưu website, keyword để có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google/Bing.
  • Content marketing: là xây dựng những nội dung về sản phẩm, dịch vụ, sau đó tối ưu và chạy quảng cáo, tạo tương tác, kích thích sự tò mò hay hướng đến những đối tượng khách hàng có nhu cầu.
  • CPM – CPC – CPA: những hình thức chạy quảng cáo thông qua các mạng xã hội có trả phí như Facebook, Tik Tok, Instagram,…
  • Mobile Marketing: hình thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ thông qua các ứng dụng trên điện thoại, dưới dạng thông báo, hoạt push trong các ứng dụng giải trí, dẫn về web chính thức nhằm gia tăng lượt truy cập.
  • Email Marketing: gửi email thông tin sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng, giảm giá, cập nhật tin tức để quảng bá, nhắc nhở khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
  • Social Marketing: sáng tạo nội dung trên các trang truyền thông mà doanh nghiệp hướng đến có thể là Facebook (tiếp cận hầu hết đối tượng khách hàng), Instagram (hướng đến khách hàng trẻ, yêu thích thời trang, mỹ phẩm,… hình ảnh đẹp mắt, có tính thẩm mỹ cao), Tik Tok, Zalo, Linkedin,…

2.1 Non-online Marketing

Là hình thức tiếp thị truyền thống thông qua SMS, TV/radio, Digital out of home.

  • SMS: là gửi bài quảng cáo thông qua tin nhắn SMS, đây là những tin nhắn chăm sóc khách hàng, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi.
  • TV/Radio: quảng cáo trên sóng truyền hình, sóng phát thanh
  • Digital out of home: là dạng quảng cáo điện tử bằng đèn led, màn hình LCD, biển hiệu,…

3. Sự khác nhau giữa Digital Marketing và Online Marketing

Hiện nay, vẫn còn nhiều anh/chị nhẫm lẫn giữa hai khái niệm Digital Marketing và Online Marketing. Chúng giống hay khác nhau, và có thể áp dụng cả hai phương thức cùng một sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp được hay không. Cùng Bá tìm hiểu kỹ để hiểu đúng về sự khác nhau giữa Digital Marketing và Online Marketing nhé.

Trên thực tế, tiếp thị trực tuyến, tiếp thị kỹ thuật số đã được thống kê bởi Google dựa trên số lượng người sử dụng từ năm 2005 – 2013 có những bứt phá đặc biệt. Từ biểu đồ bạn cũng có thể thấy, Digital Marketing đã phát triển như thế nào. 

 

sự khác nhau giữa digital marketing và online marketing

Digital Marketing và Online marketing nhìn chung vẫn có nhiều sự khác biệt. Nhưng bạn nên hiểu rằng việc phân biệt này không phải là nhận định đúng sai mà để bạn hiểu đúng cách hoạt động của từng kênh. Từ đây bạn sẽ lựa chọn được kênh, phương tiện truyền thông hay ứng dụng các chiến lược hiệu quả hơn.

3.1 Đo lường

Khi thực hiện digital marketing, doanh nghiệp có thể đo lường, đánh giá hiệu suất của từng chiến dịch. Nhưng việc đo lường cần rất nhiều dữ liệu và khá phức tạp, chúng phụ thuộc vào báo cáo từng kênh (mạng xã hội, web). Việc đo lường cần rất nhiều thời gian, nhiều kho bạn phải tự thu thập dữ liệu thủ công, gây chậm trễ trong việc thống kế số liệu.

Bạn có thể thống kê được có bao nhiêu người click vào bài quảng cáo, tương tác, nhắn tin và bao nhiêu người đã quyết định mua hàng. Các dữ liệu trên Web đều được đo lường bởi công cụ Google Analytics. Bạn có thể biết chính xác có bao nhiêu lượt truy cập, khách hàng ở trong trang của bạn bao lâu, truy cập từ nguồn nào, khách hàng đang phân vân hay không muốn mua hàng,… Nhưng những kết quả này chỉ mang tính chất khái quát, bạn không nên chỉ phụ thuộc vào số liệu này.

Để bạn dễ hiểu hơn mình sẽ lấy ví dụ như sau:

Ví dụ 1: Khi doanh nghiệp đo lường người dùng truy cập web, và thấy rằng người dùng chỉ mở nhiều tab khác nhau và chỉ ở lại trang của trong 20 giây, nhưng công cụ Google Analytic thống kê, thì sẽ tính tổng thời gian kể từ lúc người dùng bắt đầu truy cập trang của bạn.

Ví dụ 2: Một ví dụ khác về việc đo lường lượng truy cập trên web, có một số người tiêu dùng sử dụng nhiều thiết bị để truy cập web của bạn như: máy tính, laptop, điện thoại di động,… Những công cụ này sẽ cho kết quả đo lường về người chứ không phải một người.

Ví dụ 3: Doanh nghiệp không thể kiểm soát hay tác động đến việc người dùng mở tin nhắn của doanh nghiệp trong chiến dịch SMS Marketing, và cũng không thể thống kê số lượng khách hàng chốt đơn thông qua SMS.

3.2 Phương thức hoạt động

Để tiếp thị trực tuyến bạn phải có thiết bị kết nối Internet. Còn tiếp thị kỹ thuật số vẫn hoạt động bình thường khi không có Internet tùy vào phương tiện truyền tải. Doanh nghiệp vẫn có thể truyền tải thông điệp, thông tin sản phẩm, dịch vụ qua các thiết bị điện tử không cần mạng Internet ví dụ như sóng Radio, sóng điện thoại, sóng truyền hình,…

Vì những đặc điểm này mà hình thức tiếp thị kỹ thuật số đa dạng, phong phú hơn. Tiếp thị trực tuyến chỉ hoatjd ộng xoay quanh quảng cáo trên mạng xã hội, banner web,… còn digital marketing còn có thể truyền tải qua thiết bị lưu trữ, billboard và cả Internet nữa,…

3.3 Mục đích sử dụng

Doanh nghiệp lựa chọn Online marketing và Digital marketing với mục đích tăng tỷ lệ chuyển độ, và tăng độ phủ thương hiệu. Thế nhưng, bạn cần lưu ý rằng, định nghĩa về Digital marketing là bao quát hơn, vì thế nếu chiến lược quảng bá của bạn hướng đến những khách hàng tiềm năng không chỉ giới hạn trên môi trường internet hãy chọn Digital. 

Có một sự thật là những khác biệt này không gây ảnh hưởng quá nhiều, bài viết của chúng tôi chỉ giúp bạn định nghĩa chính xác chứ không chỉ ra lựa chọn digital marketing hay online marketing là hiệu quả hơn. Mục đích cuối cùng là giúp bạn hiểu rõ và phân biệt từng vấn đề và chọn kênh, phương tiện truyền tải thông tin phù hợp.

>> Xem thêm: Ngành Digital marketing học những gì?

4. Có thực sự quan trọng khi phải đưa Digital Marketing và Online Marketing lên bàn cân?

Có một sự thật là những khác biệt này không gây ảnh hưởng quá nhiều, bài viết của chúng tôi chỉ giúp bạn định nghĩa chính xác chứ không chỉ ra lựa chọn digital marketing hay online marketing là hiệu quả hơn. Mục đích cuối cùng là giúp bạn hiểu rõ và phân biệt từng vấn đề và chọn kênh, phương tiện truyền tải thông tin phù hợp.

sự khác nhau giữa digital marketing và online marketing
Có thực sự quan trọng khi phải đưa digital marketing và online marketing lên bàn cân?

Tiếp thị trực tuyến và tiếp thị kỹ thuật số đều quan trọng trong việc truyền tải thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần ứng dụng cả hai hoạt động tiếp thị này trong xu hướng cách mạng 4.0. Việc nhận định và hiểu rõ khái niệm digital marketing và online marketing sẽ giúp bạn đo lường, đánh giá, lựa chọn kênh, phương tiện truyền thông phù hợp với mục đích hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.

Mong rằng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 hình thức tiếp thị này, để lựa chọn hình thức marketing phù hợp cho từng giai đoạn.

>>Xem thêm: Tài liệu tự học Content Marketing cho người mới bắt đầu dễ hiểu