Digital Marketing đã không còn xa lạ đối với doanh nghiệp và người làm Marketing trong thời đại công nghệ số. Một doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng, nâng cao doanh số bắt buộc phải ứng dụng tiếp thị kỹ thuật số. Công nghệ hiện đại đã ăn sâu vào nhận thức cũng như thói quen của hầu hết mọi người, trở thành công cụ tiếp cận xu hướng, thông tin, giải trí nhanh chóng và hiểu quả nhất.
Theo thống kê của Hubspot xu hướng tiếp thị kỹ thuật số từ năm 2020 đến năm 2021 đối với ngành bán lẻ thương mại điện tử toàn cầu đạt mức doanh số 4,5 nghìn tỷ USD, điều này đã chứng minh được vai trò của Digital Marketing. Bài viết ngày hôm nay của chúng tôi sẽ chỉ rõ vai trò của Digital Marketing đối với sự phát triển của một doanh nghiệp.
Nội dung bài viết
- 1. Giới thiệu về vai trò Digital Marketing
- 2. Tại sao doanh nghiệp nên ứng dụng Digital marketing trong kế hoạch kinh doanh?
- 3. Vai trò của Digital Marketing trong doanh nghiệp
- 3.1 Tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- 3.2 Tiết kiệm chi phí hơn so với Traditional Marketing
- 3.3 Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi từ các chiến dịch
- 3.4 Digital Marketing giúp doanh nghiệp đạt doanh số, KPI đặt ra
- 3.5 Digital Marketing hướng đến các đối tượng sử dụng di động và thương mại điện tử
1. Giới thiệu về vai trò Digital Marketing
Kể từ lúc Internet xuất hiện, hành vi, sở thích, thói quen của người tiêu dùng và xu hướng mua hàng đã thay đổi hoàn toàn. Khách hàng thích tìm thông tin trên các công cụ tìm kiếm hoặc mạng xã hội,… và mua hàng trực tiếp theo qua Internet, hạn chế đến các cửa hàng để chọn, thử sản phẩm để tiết kiệm thời gian.
Điều này đã tạo ra một phân khúc khách hàng mới – khách hàng yêu thích mua hàng qua Internet. Internet ngày càng phát triển đã dẫn đến việc mở rộng các dịch vụ Digital Marketing. Cuộc cách mạng truyền thông sẽ tăng tốc và do đó đòi hỏi các nhà quản lý phải xây dựng một chiến lược Digital Marketing hiệu quả. Tiếp thị kỹ thuật số xuất hiện kể từ đây.
Hiểu đơn giản thì tiếp thị kỹ thuật số là các hoạt động quảng bá sản phẩm/thương hiệu/dịch vụ nhằm tác động trực tiếp, lâu dài đến nhận thức của khách hàng và kích thích hành vi mua hàng của họ thông qua một hoặc nhiều phương tiện truyền thông.
2. Tại sao doanh nghiệp nên ứng dụng Digital marketing trong kế hoạch kinh doanh?
Theo một dữ liệu mới công bố gần đây: Khoảng 50% doanh nghiệp đã ứng dụng Digital Marketing vào hoạt động kinh doanh của mình và đã đạt được nhiều thành quả nhất định.
Từ năm 2018 có khoảng 80% doanh nghiệp có quan điểm rằng quảng cáo truyền thống không còn hiệu quả. Tiếp thị kỹ thuật số là một sự phát triển đột phá; giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số và mở rộng thị phần nhiều hơn 30% so với trước đây.
Trong một báo cáo khác của Google và IPSOS Hồng Kông; doanh số của các doanh nghiệp sử dụng tiếp thị kỹ thuật số tăng 2,8 lần so với các nhà quảng cáo khác (Facebook, Instagram,…)
Bạn cũng có thể tự nhận thấy rằng có một sự chuyển đổi từ tiếp thị truyền thống sang tiếp thị kỹ thuật số. Thời đại công nghệ số, hầu hết các doanh nghiệp vẫn quảng cáo theo cách truyền thống và không hiệu quả. Đó là lý do Digital Marketing ra đời và giải quyết được tất cả những điều trên.
Người đứng đầu bộ phận SME châu Á – Thái Bình Dương của Google cho biết – Kevin O’Kane: “Thị trường trực tuyến là một “bệ phóng tên lửa” để giúp đẩy nhanh hiệu quả kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ”.
>>Tham khảo thêm: Sơ đồ digital marketing tổng thể (cụ thể, chi tiết, đầy đủ)
3. Vai trò của Digital Marketing trong doanh nghiệp
Một trong những yếu tố quan trọng trong vai trò của Digital Marketing trong doanh nghiệp chính là tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, bất cứ ai cũng có thể sử dụng nền tảng Digital Marketing để quảng bá thương hiệu của mình.
Hiện nay, các doanh nghiệp hiện đang chuyển dần sang Digital Marketing, bởi có thể tiết kiệm chi phí và còn có thể giữ được các mối quan hệ, cũng như tương tác với các khách hàng. Không những thế Digital Marketing còn có hiệu quả trong các hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ,…Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể triển khai và thực hiện được. Bài viết dưới này giúp cho anh/chị hiểu rõ hơn về vai trò Digital Marketing trong doanh nghiệp.
3.1 Tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tầm quan trọng của digital marketing được thể hiện rõ ở việc mang lại cơ hội cạnh tranh công bằng cho mọi loại hình doanh nghiệp, quảng bá thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm hiệu quả hơn trên môi trường trực tuyến. Không chỉ các công ty lớn và các tập đoàn đa quốc gia mới có thể nắm bắt và ứng dụng Digital Marketing trong kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Digital Marketing đóng một vai trò vô cùng cấp thiết. Bởi vì nó giúp các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của họ rộng rãi hơn đến người tiêu dùng trên môi trường internet và cải thiện hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
Trong hình thức marketing truyền thống (traditional marketing), doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều chi phí để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình đến khách hàng (phát tờ rơi, đặt banner, quay tvc, mở gian hàng trong các siêu thị,…) nhưng không đạt được hiệu quả số lượng khách hàng mục tiêu, đối với hình thức SMS thì không thể đo lường hiệu quả. Ngược lại, nếu áp dụng hình thức Digital Marketing, doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình lên mạng với số lượng khách hàng mục tiêu rất lớn.
3.2 Tiết kiệm chi phí hơn so với Traditional Marketing
Như đã nói ở trên, khi doanh nghiệp áp dụng hình thức Digital Marketing sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, tận dụng nguồn vốn để chi cho quảng cáo so với cách marketing truyền thống.
Như báo cáo mới nhất của Gartner về chi tiêu quảng cáo chỉ ra điều đó; doanh nghiệp tiết kiệm khoảng 40% khi quảng cáo trên môi trường trực tuyến.
Báo cáo cũng cho thấy 28% doanh nghiệp; thử nghiệm sẽ chuyển từ chi tiêu theo cách thông thường sang quảng cáo Tiếp thị kỹ thuật số.
Theo báo cáo của HubSpot cho thấy rằng môi trường online giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng (CPL) tốt hơn so với các phương pháp marketing khác.
3.3 Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi từ các chiến dịch
Mục đích chính của tiếp thị kỹ thuật số là lan tỏa thương hiệu và quảng bá nó thông qua các kênh truyền thông, giúp chuyển đổi khách hàng mục tiêu thành người mua hàng.
Mục tiêu quan trọng của Digital Marketing là xây dựng thương hiệu, chuyển đổi mục tiêu thành khách hàng tiềm năng. Nếu bạn có một chiến lược tiếp thị mà bạn chỉ quan tâm đến việc đo lường tỷ lệ bán hàng, người đăng ký, khách hàng tiềm năng, giao dịch, v.v., nhưng không tập trung vào các số liệu về tỷ lệ chuyển đổi mua hàng thì bạn đã hiểu sai về mục đích của tiếp thị kỹ thuật số rồi.
3.4 Digital Marketing giúp doanh nghiệp đạt doanh số, KPI đặt ra
Với nhắm mục tiêu rõ ràng, khách hàng tiềm năng cụ thể, chuyển đổi và tạo doanh thu, v.v. theo nhiều thống kê việc sử dụng tiếp thị thuật số giúp nhiều doanh nghiệp vừa nhỏ tăng gấp 3,3 lần doanh số thông thường.
Tiếp thị trực tuyến giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn thông qua việc tiếp cận các mục tiêu tốt hơn và thúc đẩy khách hàng tiềm năng thành người mua hàng, trở thành khách hàng thân thiết.
>>Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 8 cuốn sách digital marketing hay nhất
3.5 Digital Marketing hướng đến các đối tượng sử dụng di động và thương mại điện tử
Về vai trò của digital marketing trong thương mại điện tử: Cùng với sự bùng nổ của Internet, điện thoại thông minh trở nên phổ biến hơn, tiếp thị thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm, thông qua di động thông minh là hình thức digital marketing quan trọng mà nhiều doanh nghiệp thường bỏ quên.
Trong thời đại 4.0 hiện nay; người dùng máy tính đang dần chuyển sang sử dụng di động. Do đó, doanh nghiệp cần tập trung vào việc cải thiện giao diện và tốc độ.
Một báo cáo của EMarketer, cho thấy 80% người dùng mua hàng bằng điện thoại của họ so với máy tính và PC. Đó là lý do tại sao, việc tiếp cận khách hàng mua hàng qua điện thoại đang được quan tâm ngày nay.
Marketing theo hình thức Digital Marketing, có rất nhiều cách khác nhau như chạy quảng cáo Facebook, SEO website, sử dụng mạng xã hội, Email marketing,… Môi trường trực tuyến luôn là miếng bánh ngon cho bất kỳ ai, từ các doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ đến các cá nhân muốn kinh doanh online.
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình, khi áp dụng chiến lược Digital Marketing phù hợp, bạn sẽ nhận thấy kết quả kinh doanh thay đổi rất nhiều so với marketing truyền thống.
Sử dụng một chiến lược Digital Marketing hiệu quả sẽ thu hút được một lượng lớn khách hàng. Nó cung cấp cơ hội cho lời kêu gọi hành động của khách hàng ngay lập tức (CTA). Có nhiều chiến lược giúp bạn chuyển từ gọi điện cho khách hàng sang hành động mua hàng.
Lời kêu gọi hành động giúp khách hàng biết được sẽ cần phải làm gì tiếp theo, có thể là truy cập trang web, inbox ngay hay chia sẻ thông tin thú vị này đến bạn bè của mình,…. Digital Marketing cung cấp cho bạn tất cả các giải pháp. Để bạn lựa chọn và tìm ra giải pháp cho riêng mình để tiếp cận; và khiến họ đưa ra quyết định mua hàng.
Để xây dựng một chiến dịch digital marketing, doanh nghiệp cần thực hiện:
- Nghiên cứu thị trường mục tiêu
- Xây dựng chiến lược hành động
- Triển khai kế hoạch
- Đo lường kết quả và phân tích
Các công cụ tiếp thị kỹ thuật số doanh nghiệp nên sử dụng:
- Trang công bố thông tin về dịch vụ, sản phẩm, thương hiệu để khách hàng truy cập: Website, landing page, blog…
- Xây dựng nội dung tiếp thị trực tuyến với nội dung giá trị, đáp ứng nhu cầu cập nhật tin tức, thông tin, giải trí của khách hàng
- Thực hiện tối ưu website (tối ưu công cụ tìm kiếm để website, cụm từ quan trọng có thứ hạng cao).
- Tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm (chạy quảng cáo), trên google bằng SEM
- PR trực tuyến (qua email marketing, mobile app,…)
- Quảng cáo hiển thị banner
- Tiếp thị, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu trên các kênh truyền thông xã hội tiếp cận được càng nhiều khách hàng càng tốt.
Hy vọng rằng qua bài viết này, Anh/chị đã hiểu rõ về vai trò của digital marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua việc nhận thức được tầm quan trọng của digital marketing, Anh/chị sẽ có khả năng xây dựng các chiến dịch tiếp thị cho từng kênh truyền thông một cách hiệu quả, đồng thời tăng tỷ lệ chuyển đổi và thúc đẩy doanh số vượt trội hơn.
>>Xem thêm: Dịch vụ Digital marketing online tổng thể, đa nền tảng