Ngành marketing và quản trị kinh doanh có khoảng 60% các học phần giống nhau và chủ yếu khác về học phần chuyên ngành. Vì vậy nên học marketing hay quản trị kinh doanh? hãy cùng Bá tìm hiểu chi tiết chương trình học của mỗi ngành.
Nội dung bài viết
Nên học Marketing hay Quản trị kinh doanh?
Đứng trước kì thi Đại học, rất nhiều bạn học sinh băn khoăn không biết rằng nên học Marketing hay Quản trị kinh doanh. Bởi hiện tại 2 ngành nghề này đang có nhu cầu tuyển dụng rất lớn, nên tỷ lệ sinh viên ra được làm việc đúng ngành rất cao.
Dưới đây Bá chia sẻ với các anh/chị chi tiết những thông tin về chương trình học của Marketing và Quản trị kinh doanh để anh/chị có những đánh giá, lựa chọn phù hợp để định hướng được ngành học thích hợp với bản thân, từ đó đưa ra kết luận rằng nên học Marketing hay Quản trị kinh doanh nhé.
1. Chương trình học ngành quản trị kinh doanh
Các môn đại cương và cơ sở: Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, ĐLCM ĐCS Việt Nam, toán cao cấp 1 2, xác suất thống kê, nguyên lý thống kê kinh tế, kinh tế vi mô – vĩ mô, quản trị học, nguyên lý kế toán, quy hoạch tuyến tính…
Các môn chuyên ngành: Quản trị marketing, quản trị sản xuất, quản trị chiến lược, quản trị rủi ro, quản trị tài chính, quản trị thương hiệu, quản trị doanh nghiệp, quản trị dự án đầu tư, văn hóa doanh nghiệp, nghệ thuật lãnh đạo, marketing quốc tế, thuế, logistic…
Xem thêm: Ngành quản trị kinh doanh có dễ xin việc không? Kiến thức tổng quan
2. Chương trình học ngành Marketing
Các môn đại cương và cơ sở giống như chương trình bên quản trị kinh doanh
Các môn chuyên ngành: Marketing truyền thông xã hội, Marketing chiến lược, Quản trị marketing, quản trị bán hàng, Digital marketing, hành vi khách hàng, quản trị bán hàng, thương mại điện tử, quản trị thương hiệu, marketing quốc tế, quan hệ công chúng…
(Lưu ý: Đây chỉ là khung đào tạo tham khảo dựa theo một số trường đại học, tùy từng trường sẽ có chương trình khác đôi chút, Anh/Chị học viên lưu ý)
=> Như vậy có thể thấy là chương trình đào tạo của 2 chuyên ngành này giống nhau đến khoảng 60% và đọc tới đây tôi tin chắc các Anh/Chị cũng phần nào hình dung được mình sẽ chọn marketing hay quản trị kinh doanh.
Tuy nhiên thì tôi xin chia sẻ thêm một số quan điểm cá nhân từ quá trình học tập và làm việc của hai chuyên ngành này.
3. Nghề nghiệp của ngành quản trị kinh doanh
Đối với ngành quản trị kinh doanh khi nhìn danh mục học phần chắc phần nào Anh/Chị cũng có thể hình dung ra rằng mình sẽ làm về các chức vụ quản lý, quản trị trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên thực tế khi ra trường thì các Anh/Chị sẽ không làm được vị trí cấp cao ngay mà cần làm các vị trí như Sales, Marketing, trưởng phòng các bộ phận… rồi mới đến các cấp quản lý, lãnh đạo.
Thực tế thì các học phần là quản trị nhưng để quản trị được còn rất lâu nên hầu như đối với sinh viên ngành QTKD khi ra trường đôi khi có mơ hồ về ngành nghề của mình và có xu hướng học hỏi thêm để bám vào các chuyên ngành cụ thể như: Sales, digital marketing, văn phòng để có công ăn, việc làm.
4. Nghề nghiệp của ngành Marketing
Đối với ngành marketing thì công cụ có phần cụ thể hơn ngành quản trị kinh doanh, sinh viên tốt nghiệp sẽ làm ở các vị trí: nghiên cứu và phát triển sản phẩm, xây dựng bảng giá – hợp đồng, xây dựng và phát triển thương hiệu, quản trị chuỗi cung ứng, quảng cáo – truyền thông…
Như vậy thì ngành marketing sinh viên học có phần đỡ hoang mang hơn và có thể định hình được tương lai cho mình sau khi tốt nghiệp.
Xem thêm: Học ngành marketing có dễ xin việc không ? đây là câu trả lời
5.Thực trạng việc làm khi tốt nghiệp khối ngành kinh tế
Quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, marketing, kinh tế học… là một số ngành thuộc khối ngành kinh tế, khối ngành này hiện có lượng sinh viên ra trường làm sales là đa số, bởi vì cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam cò khá nhỏ và hình thức tổ chức bán hàng truyền thống còn duy trì tốt.
Đối với ngành quản trị kinh doanh, sinh viên có thể chuyển hướng sang làm luôn chuyên ngành marketing hoặc một số chuyên ngành khác được, khi tốt nghiệp ra trường, Anh/Chị chỉ cần vừa làm vừa học hỏi thêm chuyên ngành là có thể làm tốt được.
Đối với ngành marketing, sinh viên cũng có thể chuyển hướng sang các chuyên ngành khác trong khối kinh tế (riêng đối với ngành tài chính – kế toán thì cần học thêm nghiệp vụ).
Học quản trị kinh doanh hay marketing trong giai đoạn hiện tại thực sự không cần quá quan trọng trong việc chọn lựa mà Anh/Chị nên ưu tiên về mục tiêu mà mình theo đuổi để có quyết định chính xác, bởi vì hầu như những ngành khối kinh tế này hiện nay mang tính hàn lâm là chủ yếu.
Khi ra trường đi làm, cá nhân tôi đã từng và bây giờ tham gia đào tạo nhân sự cũng nhận thấy rằng cho dù có học giỏi đến đâu thì cũng cần phải đào tạo lại mới có thể làm được những công việc thích ứng với doanh nghiệp.
Thái độ và sự siêng năng là thứ mà doanh nghiệp đánh giá rất cao đối với sinh viên mới ra trường và nó nặng hơn việc chúng ta giỏi một cái gì đó, rèn luyện một thái độ sống chuẩn mực sẽ giúp sinh viên có ngay việc làm sau khi tốt nghiệp..
Tổng kết
Ngành marketing và quản trị kinh doanh thuộc khối ngành kinh tế và có đến 60% nội dung chương trình giống nhau, thực tế hiện nay khi sinh viên tốt nghiệp ra trường hoàn toàn có thể làm ở các vị trí tương tự như nhau.
Sinh viên cần tham khảo chương trình học phần, mục tiêu theo đuổi và sở thích để có thể có quyết định phù hợp.
Trên đây là những chia sẻ Bá tin và Bá mong sẽ giúp ích được cho các bạn trả lời câu hỏi nên học marketing hay quản trị kinh doanh?
Xem thêm: Có nên học thạc sĩ quản trị kinh doanh sau khi kết thúc đại học?
Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có định hướng tốt về mục tiêu nghề nghiệp và quá trình thăng tiến của bản thân.
Mến chúc bạn sức khỏe và nhiều thành công.
Thân ái ./.