Thương mại điện tử là gì? Tổng quan những kiến thức cần biết

thuong mai dien tu la gi

Thương mại điện tử là gì? Anh/Chị đã thật sự hiểu rõ về nền tảng vượt trội này và những chức năng của chúng trong thời đại số. Hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin dưới đây để có cái nhìn tổng quan về thương mại điện tử nhé.

1. Thương mại điện tử là gì?

Theo định nghĩa từ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”

Cụ thể hơn, thương mại điện tử là việc mua bán sản phẩm dịch vụ thông qua Internet hay một nền tảng, ứng dụng. Thương mại điện tử còn được gọi là E-commerce hay EC.

thuong mai dien tu la gi 1

 

2. Các sàn thương mại điện tử nổi tiếng tại Việt Nam

TIKI: Thành lập tháng 3/2010. Hình thức kinh doanh: TikiNOW, Tiki Trading, E-Marketplace, E-commerce sales website.

SENDO: Công ty con của tập đoàn FPT, thành lập vào tháng 9/2012

LAZADA: Thuộc Alibaba Group, được thành lập vào năm 2012. Có mặt tại các quốc gia: Indonesia, Malaysia, the Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam

SHOPEE: Thành lập vào năm 2015, có mặt tại các quốc gia như  Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam và Philippines. Hình thức kinh doanh: E-Marketplace, E-commerce sales website.

Xem thêm: 10 cách tiếp cận khách hàng hiệu quả mới nhất 2021

3. Các loại hình thương mại điện tử phổ biến hiện nay

Dựa vào vai trò, vị trí và khách hàng mục tiêu thì hiện nay có rất nhiều hình thức thương mại điện tử ra đời. Một số loại hình thương mại điện tử phổ biến hiện nay như: B2B, B2C, C2C, C2B. Dưới đây Bá đã chia sẻ chi tiết về các loại hình để anh/chị có thể hiểu rõ hơn. Từ đó lựa chọn các loại hình phù hợp với việc kinh doanh của mình nhé.

thuong mai dien tu la gi 2

3.1 B2B

Doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B) hay còn gọi là thương mại điện tử B2B được hiểu là các giao dịch trên hệ thống điện tử, internet của sản phẩm, dịch vụ và hàng hóa được thực hiện giữa hai doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và các đại lý, nhà bán lẻ.

3.2 B2C

Doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) hay còn gọi là thương mại điện tử B2C là mối quan hệ mua bán giữa doanh nghiệp và cá nhân riêng lẻ (người tiêu dùng). Đây là loại hình phổ biến nhất trong các loại hình bán hàng trên các sàn E-commerce.

3.3 C2B

Cá nhân và doanh nghiệp (C2B) là loại hình đi ngược với thương mại truyền thống, lúc này cá nhân sẽ là người bán sản phẩm dịch vụ còn doanh nghiệp sẽ là người mua và sử dụng.

3.4 C2C

Cá nhân và người tiêu dùng (C2C) là mối quan hệ mua bán giữa hai cá nhân, trong đó người cung cấp sản phẩm dịch vụ là cá nhân và người mua hàng hóa là người tiêu dùng cá nhân. 

Hiện nay các sàn thương mại điện tử cho phép người bán cá nhân tự kinh doanh buôn bán, tạo điều kiện thuận lợi cho các kênh E-commerce ngày càng phát triển vượt bậc.

4. Các chức năng chính của thương mại điện tử

thuong mai dien tu la gi 3

Có nhiều nền tảng thương mại điện tử khác nhau nhưng đều có những chức năng khá giống nhau sau đây:

  • Quản lý việc đăng và bán sản phẩm
  • Quản lý người dùng và nhà bán
  • Cho phép liên kết phương thức thanh toán khác nhau
  • Thống kê doanh thu bán hàng
  • Quản lý số lượng/kho hàng/nhóm sản phẩm
  • Hệ thống Marketing như voucher/mã giảm giá, tối ưu SEO cho bài đăng
  • Dịch vụ chăm sóc nhà bán
  • Dịch vụ chăm sóc người dùng
  • Tính năng thêm sản phẩm vào giỏ hàng
  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, tiền tệ phục vụ cho giao dịch nước ngoài
  • Và một số chức năng khác tùy vào nền tảng thương mại điện tử.

Thương mại điện tử là xu hướng toàn cầu, vì vậy các chức năng sẽ ngày càng được nâng cấp để trải nghiệm nhà bán và người dùng tốt nhất.

5. Ưu nhược điểm của thương mại điện tử 

Ưu điểm

  • Có thể giao dịch cùng lúc với nhiều khách hàng
  • Giảm thiểu chi phí mặt bằng, chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng
  • Khách hàng có thể dễ dàng so sánh giá của các nhà bán khác nhau
  • Giá bán được công khai, minh bạch
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà bán vì có thể tiếp cận rất nhiều khách hàng
  • Kích thích sự phát triển của nền kinh tế thông qua nền tảng điện tử.

Nhược điểm

  • Khách hàng không thể nhìn, cảm nhận trực tiếp sản phẩm trước khi mua
  • Khó kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch vụ
  • Có thể xảy ra lỗi hệ thống, bảo mật

thuong mai dien tu la gi 4

6. Ưu nhược điểm của bán hàng truyền thống

Ưu điểm

  • Người tiêu dùng có thể cảm nhận trực tiếp sản phẩm
  • Biết rõ chất lượng sản phẩm

Nhược điểm

  • Giá bán có thể không công khai
  • Khách hàng không thể nhanh chóng so sánh giá trước khi quyết định mua hàng
  • Tốn kém chi phí mặt bằng, chi phí bán hàng, nhân công, Marketing.

Cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian tham khảo bài viết của chúng tôi. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích và cập nhật kiến thức mới mẻ trong thời đại số cho Anh/Chị.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào đừng ngại liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline 0906 558 006 để được hỗ trợ nhanh nhất có thể.

Xem thêm: Khóa học bán hàng online hiệu quả uy tín 05 năm tại TPHCM