Lợi nhuận là yếu tố tiên quyết mà bất kỳ ai tiến hành kinh doanh cũng mong muốn đạt được. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, nền tảng của tối đa hóa lợi nhuận không chỉ dừng ở việc sản xuất, mà còn nằm ở việc xây dựng hệ thống marketing mạnh mẽ mà trong đó, một chiến lược marketing hiệu quả chính là chìa khóa then chốt.
Bài viết dưới đây chia sẻ thông tin đến quý anh/chị về “chiến lược marketing là gì” và qua đó cung cấp các bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả.
I. Chiến lược Marketing là gì? Các bước xây dựng chiến lược hiệu quả
Trong thời đại hội nhập, thị trường kinh doanh ngày càng mở rộng và thu hút được nhiều người, doanh nghiệp tham gia vào “cuộc chơi” này. Và để có thể dành được phần thắng lớn hơn thì những nhà kinh doanh phải nắm rõ được các chiến lược kinh doanh, chiến lược Marketing hiệu quả, giúp thu hút được sự quan tâm, chú ý của khách hàng.
Chiến lược Marketing được hiểu là một trong những hiệu quả giúp giới thiệu được sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng và tìm kiếm được các tệp khách hàng tiềm năng giúp doanh thu, thu hút được sự nhận diện ở khách hàng. Vậy mời anh/chị cùng Bá tìm hiểu rõ hơn về các bước xây dựng được một chiến lược Marketing hiệu quả nhé.
1.1. Chiến lược Marketing là gì?
GS. Philip Kotler định nghĩa: “Chiến lược marketing là cách tiếp thị cơ bản mà các đơn vị kinh doanh sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu của mình. Nó là tập hợp những quyết định phức tạp (chiến lược) về: các thị trường lớn nhất, công cụ marketing mix (tiếp thị kết hợp), điều kiện cạnh tranh và phân bổ ngân sách cho hoạt động tiếp thị…”
Theo Cundiff, Still và Govoni: “Về cơ bản, chiến lược tiếp thị tổng thể của một công ty chính là cách thức cạnh tranh của nó trên thị trường. Việc hình thành một chiến lược tiếp thị tổng thể đòi hỏi phải tích hợp tất cả các khía cạnh của nỗ lực tiếp thị”.
Như vậy, hiểu đơn giản, chiến lược marketing là tập hợp các quyết định của doanh nghiệp trong lĩnh vực tiếp thị theo hướng nhằm tiếp cận thị trường, tiếp cận người tiêu dùng, từng bước đạt được các mục tiêu kinh doanh và qua đó chiếm lĩnh thị trường.
>>Tìm hiểu thêm: Marketing là gì? Những kiến thức cơ bản cần biết?
1.2. Các yếu tố cần lưu ý
1.2.1 Công cụ Marketing Mix
Các công cụ marketing mix là biểu hiện của chiến lược marketing của doanh nghiệp trên thị trường.
Các quyết định marketing mix được xây dựng với mục tiêu và phạm vi dài hạn, trong đó bao gồm các yêu cầu và những thay đổi ngắn hạn.
Khi các thay đổi ngắn hạn xảy ra, doanh nghiệp cần xem xét và có những thay đổi nhất định trong công cụ marketing mix của mình, để đạt được những mục tiêu trong chiến lược marketing nói chung.
Điều này đòi hỏi các công cụ marketing mix của doanh nghiệp phải linh động (để nắm bắt các thay đổi đến từ thị trường) và có sự phân nhánh (ngắn hạn và dài hạn).
Ngoài ra, đối với doanh nghiệp đối thủ, việc nghiên cứu kỹ lưỡng các công cụ marketing mix cũng là một trong những cách hiệu quả để “đọc vị” chiến lược marketing của đối thủ, qua đó xây dựng các biện pháp hạn chế cạnh tranh thích hợp.
>>Tham khảo thêm: Marketing Mix là gì? Phân tích chiến lược Marketing Mix
1.2.2 Nguồn lực doanh nghiệp
Các nguồn lực tài chính, vật chất, con người là những yếu tố cần được quan tâm một cách thiết thực khi triển khai chiến lược marketing. Bởi chúng quyết định đến quy mô, cường độ triển khai chiến lược và các yếu tố bên trong của chiến lược marketing.
Do đó, khi hoạch định và triển khai một chiến lược marketing cụ thể, doanh nghiệp cần đặc biệt cân nhắc giữa ngân sách phân bổ và hiệu quả chiến lược mang lại.
1.2.3 Ý thức cạnh tranh
Một chiến lược marketing nhất thiết phải có sự tính toán đến hiệu quả cạnh tranh, hay nói cách khác đối phó với sự cạnh tranh đến từ các đối thủ khác chính là mục tiêu tiên quyết của chiến dịch marketing.
Trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, doanh nghiệp buộc phải xây dựng cho mình một ý thức cạnh tranh mạnh mẽ thể hiện trong chiến lược marketing của mình.
1.2.4 Cơ hội thị trường
Trong một thị trường đầy tính cạnh tranh thì việc nắm bắt cơ hội là yếu tố sống còn cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu không biết nắm bắt cơ hội, sớm muộn doanh nghiệp sẽ lâm vào “thế kẹt” và thậm chí là bị đào thải.
Thông qua hoạt động phân tích và phát hiện các cơ hội thị trường, doanh nghiệp cần đánh giá tính thích hợp của từng cơ hội, qua đó tạo ra những thuận lợi và/hoặc lường trước các nguy cơ phải đối mặt và lên phương án dự phòng hợp lý.
II. Các bước xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả
Để có được một chiến lược Marketing hiệu quả, anh/chị cần có một quy trình cụ thể được thể hiện rõ ràng. Tùy vào mục đích của từng doanh nghiệp đặt ra, mà mỗi chiến lược Marketing sẽ có những quy trình khác nhau. Nếu anh/chị mới bắt đầu xây dựng một chiến lược Marketing mà không biết bắt đầu từ đâu thì có thể tham khảo quy trình các bước xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả dưới đây nhé.
Bước 1: Xác định mục tiêu Marketing.
Mục tiêu marketing được xác định dựa trên yếu tố chính là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, chia thành mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn.
Các mục tiêu được xây dựng cần phải thực tế và có thể đo lường được trong một khoảng thời gian dài hạn (thường là từ 18-24 tháng).
Bước 2: Thu thập, phân tích và đánh giá các yếu tố thị trường
Doanh nghiệp cần xem xét tổng thể tất cả các yếu tố thị trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình, trong đó các yếu tố thường thấy có thể bao gồm: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, các chính sách vĩ mô, các đặc điểm ngành nghề kinh doanh,
Bước 3: Xác định nhóm đối tượng mục tiêu
Nhóm đối tượng mục tiêu là nhóm đối tượng cụ thể mà doanh nghiệp triển khai marketing muốn hướng đến. Đó không chỉ là các đối tượng mà doanh nghiệp muốn thu hút mà còn có thể là những người có ảnh hưởng/tiếp xúc với phân khúc đối tượng đó.
Chìa khóa của marketing nằm ở việc truyền tải thông điệp của doanh nghiệp rằng: “doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm tốt hơn đối thủ cạnh tranh khác” đến nhóm đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp xác định.
Bước 4: Xác định mức ngân sách phù hợp
Doanh nghiệp cần kiểm tra thông tin tài chính của mình, lên ngân sách cho hoạt động marketing và phân bổ hợp lý cho các bộ phận thực hiện.
Không có một tiêu chuẩn nhất định nào cho hoạt động marketing theo từng chuyên môn của doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp có thể tham khảo một số gợi ý như: khoảng 3% đến 5% tổng thu nhập hàng năm cho một chiến lược marketing mang tính dài hạn. Nếu ý tưởng marketing là một ý tưởng tiềm năng mới, trong một thị trường cạnh tranh cao hoặc quảng bá một sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể cân nhắc mức chi lên đến 10% cho năm đầu thực hiện.
Bước 5: Lập chiến lược Marketing
Nội dung của chiến lược marketing bao gồm các kế hoạch và chương trình hành động cụ thể, trong đó chương trình hành động bao gồm các hoạt động marketing ngắn hạn hơn để thực hiện các kế hoạch trong từng giai đoạn của chiến lược marketing.
Các hoạt động marketing được tiến hành dựa trên một timeline cụ thể, trong đó bao gồm nội dung hoạt động – thời hạn triển khai – ngân sách.
Bước 6: Xây dựng quy trình đánh giá hiệu quả chiến lược Marketing
Tính hiệu quả là yếu tố then chốt để đánh giá một chiến lược marketing, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện chiến lược một cách có chủ ý, theo dõi và nắm bắt các diễn biến xảy ra để đưa ra các giải pháp kịp thời.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần đưa ra các hệ thống tiêu chuẩn và đo lường kết quả dựa trên các tiêu chuẩn đã đặt ra để xác định tính hiệu quả phù hợp.
Vừa rồi là một số chia sẻ của Bá về chiến lược marketing là gì và các bước để xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả. Hy vọng rằng, những thông tin trong bài viết sẽ hỗ trợ tốt cho bạn trong quá trình xây dựng một chiến lược marketing cho hoạt động kinh doanh của mình.
>>Xem thêm: Tháp nhu cầu Maslow và ví dụ thực tế (dễ hiểu)