Mức lương Digital Marketing là bao nhiêu?

Chắc hẳn bạn cũng rất thắc mắc rằng mức lương Digital Marketing bao nhiêu, cao hay thấp, làm nghề này thì cần có những kỹ năng, kinh nghiệm gì, nên ứng dụng vào vị trí nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu mức lương ngành Digital marketing là bao nhiêu nhé. 

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ số, thói quen sử dụng Internet đã ăn sâu vào nhận thức, mỗi ngày chúng ta tiếp nhận hàng ngàn thông tin trên nhiều nền tảng từ các trang mạng xã hội, lướt website,… Digital marketing bùng nổ, không ngừng phát triển và những công việc liên quan đến tiếp thị kỹ thuật số đã bắt đầu thu hút được nhiều người lao động hơn.

1. Digital Marketing là làm gì?

Về bản chất của tiếp thị kỹ thuật số là kết nối với khách hàng tiềm năng ở đúng nơi, đúng thời điểm. Ngày nay, điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp và nhà tiếp thị cần phải “gặp gỡ” và tương tác với khách hàng nơi họ dành phần lớn thời gian của mình thông qua mạng lưới Internet. 

Digital marketing được hiểu đơn giản là Tiếp thị Internet, tiếp thị kỹ thuật số gồm những hoạt động thông qua các phương tiện truyền thông như máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại di động và các nền tảng và phương tiện kỹ thuật số khác từ đó giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến người dùng một cách nhanh chóng nhất. Các doanh nghiệp tận dụng hầu hết các kênh kỹ thuật số như công cụ tìm kiếm (chủ yếu là Google), mạng xã hội, email và các trang web khác để kết nối với khách hàng hiện tại và tương lai.

Tiếp thị kỹ thuật số đòi hỏi sự sáng tạo, khác biệt và điều chỉnh liên tục, thay đổi để thích ứng với xu hướng mới. Các nhà tiếp thị kỹ thuật số cũng được yêu cầu cao về tính năng động và đa dạng của các ý tưởng. Bù lại, mức lương của Digital Marketing khá cạnh tranh nên nếu có năng lực, bạn sẽ có nhiều triển vọng phát triển.

2. Mô tả công việc các vị trí Digital Marketing

Hiện nay, có nhiều bạn quan tâm đến ngành Digital Marketing vì sự hấp dẫn mà ngành nghề này mang lại. Do đó, công việc của các nhân viên Digital Marketing thu hút các bạn trẻ rất nhiều. Nếu như ở trên chúng ta đã hiểu rõ khái niệm về Digital Marketing là gì ? Thì tiếp theo chúng ta cùng nhau tìm hiểu về những công việc và các vị trí của ngành Digital Marketing. Cùng tìm hiểu xem với ngành này thì nhiệm vụ của các bạn là gì, và đòi hỏi phải có những kỹ năng gì nhé.

2.1 Chuyên viên SEO (tối ưu các công cụ tìm kiếm)

Chuyên gia SEO là người quản lý các hoạt động tối ưu công cụ tìm kiếm như chiến lược nội dung, chiến lược từ khóa và xây dựng liên kết giúp tăng thứ hạng website của doanh nghiệp trên các trang tìm kiếm chính. Không những thế, chuyên gia SEO còn phụ trách các chiến dịch SEM trên Google để tối ưu ROI (Tỷ suất hoàn vốn).

Yêu cầu công việc của vị trí chuyên viên tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO)

  • Phát triển chiến lược nội dung, chiến lược từ khóa và xây dựng liên kết để giúp tăng thứ hạng trang web, các cụm từ khóa chính của doanh nghiệp trên các trang tìm kiếm chính.
  • Nghiên cứu và xây dựng một tập hợp các từ khóa cho SEO
  • Xây dựng và thực hiện chiến lược xây dựng liên kết (với các trang mạng xã hội,…)
  • Phối hợp với bộ phận Content – sáng tạo nội dung của bộ phận Marketing xây dựng nội dung chuẩn SEO cho website
  • Nghiên cứu, phân tích sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh để xây dựng chiến lược SEO
  • Phối hợp với Phòng Kỹ thuật (IT) xây dựng website hỗ trợ chuẩn SEO
  • Đề xuất thay đổi/cải tiến về cấu trúc website, nội dung, liên kết cũng như các yếu tố khác để tối ưu SEO hiệu quả
  • Theo dõi, đánh giá và giám sát kết quả SEO thông qua các công cụ phân tích dữ liệu về lưu lượng truy cập
  • Báo cáo kết quả công việc cho cấp trên trực tiếp (leader marketing)

>> Xem thêm: Khóa học digital marketing 1 kèm 1 tại TPHCM

lương digital marketing
Mô tả công việc các vị trí Digital marketing

Yêu cầu kinh nghiệm cho vị trí chuyên viên SEO

  • Bằng đại học về Tiếp thị, Truyền thông hoặc chuyên ngành liên quan
  • Có X năm kinh nghiệm làm chuyên gia SEO hoặc các vị trí tương tự
  • Hiểu biết sâu sắc về các công cụ phân tích website (Google Analytics,WebTrends, NetInsight, Omniture,…)
  • Biết rõ những yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng trang web và thuật toán công cụ tìm kiếm Google
  • Biết về HTML, CSS là lợi thế cạnh tranh
  • Liên tục cập nhật những kiến thức mới nhất về SEO /SEM

2.2 Nhân viên Content marketing

Content marketing sẽ đảm nhận việc tạo nội dung, tổng hợp, nghiên cứu cũng như cung cấp thông tin cho khách hàng. Bên cạnh nội dung bán hàng, các thông tin hữu ích khác cũng nằm trong lĩnh vực công việc của họ.

Yêu cầu công việc của nhân viên Sáng tạo nội dung

  • Xây dựng và quản lý nội dung (bao gồm viết nội dung, trình bày nội dung, cung cấp ý tưởng về hình ảnh) trên Fanpage, Website.
  • Quản lý và giám sát các kênh truyền thông của doanh nghiệp
  • Phối hợp với đội ngũ marketing (trưởng phòng, thiết kế, editor) lên kế hoạch nội dung chi tiết cho Fanpage của công ty
  • Chịu trách nhiệm sản xuất nội dung đa phương tiện (Kỹ thuật số / Ngoại tuyến,…) như bài viết, video / hình ảnh ý tưởng, v.v.
  • Kỹ năng viết bài PR, thông cáo báo chí (nếu có)
  • Sáng tạo nội dung trên các kênh truyền thống chính của doanh nghiệp: mạng xã hội, blog, website,…
  • Thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Trưởng phòng và Hội đồng quản trị.
  • Theo dõi phản hồi của khách hàng để thực hiện các điều chỉnh hợp lý và nhận được nội dung sáng tạo hơn.

Yêu cầu kinh nghiệm của nhân viên Content marketing

  • Có bằng cấp liên quan đến chuyên ngành liên quan như truyền thông, báo chí, marketing,…
  • Kỹ năng viết lách
  • Kiến thức cơ bản về phân tích đối thủ, thị trường
  • Có kinh nghiệm phát triển cộng đồng trên các trang mạng xã hội, diễn đàn (Social media, email,…)
  • Sử dụng tin học văn phòng thành thạo, chỉnh sửa hình ảnh cơ bản
  • Tiếng Anh cơ bản
  • Chịu áp lực tốt
  • Kỹ năng diễn đạt, làm việc nhóm

2.3 Nhân viên Digital Marketing

Nhân viên digital marketing là người chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch truyền thông, phân tích hiệu suất thông qua các dữ liệu có được từ việc chạy quảng cáo và lưu lượng truy cập. 

Yêu cầu công việc của chuyên viên Digital marketing

  • Công việc của một nhân viên Digital marketing kiểm soát các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số như: Phát triển các chiến lược marketing cho sản phẩm, các chương trình truyền thông để đưa sản phẩm/dịch vụ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
  • Xây dựng kế hoạch, triển khai và theo dõi các chiến dịch quảng cáo sản phẩm trên các kênh trực tuyến như Facebook, Google, Tik Tok, Zalo, Linkedin,… đánh giá hiệu suất thông và đưa ra phương án khắc phục kịp thời.
  • Lên kế hoạch kết hợp với đội nhóm, thiết kế, content Marketing để sáng tạo nội dung đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
  • Triển khai chiến dịch truyền thông trên các kênh quảng bá của doanh nghiệp website, Facebook, Tik Tok, Instagram, Email marketing,…
  • Hiểu rõ quy luật hoạt động và thuật toán của từng kênh Digital Marketing
  • Làm việc với đội nhóm nhằm xây dựng những chiến lược truyền thông hiệu quả.

>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn digital marketing online tinh gọn, hiệu quả

lương digital marketing
Mức lương Nhân viên Digital Marketing

Yêu cầu kinh nghiệm của chuyên viên Digital marketing

  • Có bằng cấp liên quan đến các ngành như marketing, báo chí, truyền thông,…
  • Có kinh nghiệm trên 1 năm trong ngành marketing
  • Có nhiều kỹ năng mềm: giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm
  • Là người cẩn thận, tập trung, tỉ mỉ
  • Có kiến thức SEO, Google ads, Facebook Ads,..
  • Biết phân tích dữ liệu, lưu lượng truy cập nhằm xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả
  • Biết sử dụng tin học văn phòng, chỉnh sửa hình ảnh,…

2.4 Nhân viên Digital marketing tự do

Digital marketing là công việc sáng tạo, vì vậy nhiều bạn sẽ cảm thấy bó buộc trong môi trường văn phòng. Bạn có thể tự chủ động nhận những dự án và làm việc độc lập. Dưới đây là những điều thú vị khi làm freelance digital marketing:

  • Chủ động sắp xếp thời gian làm việc
  • Dễ dàng quản lý mức lương mong muốn (làm nhiều hơn, nhận được nhiều hơn)
  • Những người làm nghề tự do thường rất năng động. Họ kiếm tiền với nhiều mục đích và sự nhạy cảm hơn. Thị trường công việc tự do rất tiềm năng.
  • Nhiều nhà tuyển dụng vẫn đánh giá freelancers vì kinh nghiệm làm việc của họ (làm việc trực tiếp với đối tác, khách hàng lớn; dự án lớn,…)

lương digital marketing

3. Lương digital marketing bao nhiêu cho từng vị trí?

Mức lương digital marketing trong một số vai trò phổ biến nhất sẽ là:

  • Digital Marketing Staff/Expert: Vị trí đầu tiên mà hầu hết mọi người nghĩ đến khi tìm kiếm một công việc Digital Marketing. Mức lương của bạn sẽ dao động từ 9 – 13 triệu đồng/tháng, cao nhất có thể lên đến 30 triệu đồng/tháng.
  • Digital Marketing Executive: Thu nhập của bạn nếu làm việc ở vị trí này sẽ từ 9-14 triệu/tháng, cao nhất là 35 triệu/tháng.
  • Nhân viên SEO: Nhân viên SEO làm việc để đảm bảo hiển thị tốt nhất các trang web, bài đăng và nội dung được chia sẻ trên các nền tảng. Mức lương của Digital Marketing ở vai trò này từ 7-10 triệu/tháng, cao nhất là 30 triệu/tháng.
  • Nhân viên Content Marketing/Copywriter: Dịch thuật content, viết bài chuẩn SEO… là công việc chính của Content 
  • Digital Marketing Planner: tìm kiếm, phân tích lên kế hoạch tiếp thị truyền thông số. Mức lương trung bình dao động từ 8 đến 12 triệu/tháng, cao nhất là 15 triệu/tháng.
  • Trưởng bộ phận Digital Marketing: Mức lương của Digital Marketing trong vai trò quản lý này nằm trong khoảng 12-20 triệu/tháng, cao hơn khoảng 25-40 triệu đồng/tháng.
  • Giám đốc Digital Marketing (Digital Marketing Director): Vị trí này thường chỉ có ở các công ty, tập đoàn lớn (ở các công ty nhỏ hơn có thể gọi là Giám đốc Marketing). Mức lương trung bình sẽ từ 30-35 triệu/tháng, cao hơn khoảng 50-70 triệu/tháng, cao nhất có thể là hơn 100 triệu/tháng.

Mong rằng những thông tin trên giúp bạn nắm rõ yêu cầu công việc của từng vị trí trong lĩnh vực digital marketing cũng như mức lương cho từng vị trí. 

Xem thêm: Khóa học Digital Marketing online tại TPHCM đúc kết 05 năm