Bài viết dưới đây cung cấp những hiểu biết về copywriter là gì và các bước trở thành copywriter chuyên nghiệp.
Hiện nay, cùng với công việc content writer (viết nội dung) thì trở thành copywriter là một trong những ngành nghề được xem là có sức hấp dẫn nhất. Nếu bạn đang quan tâm về ngành nghề này, hãy thử đọc qua những thông tin dưới đây.
Nội dung bài viết
Copywriter là gì? Các bước trở thành Copywriter chuyên nghiệp
Những người làm việc trong lĩnh vực Marketing dường như đã quá quen thuộc với khái niệm Copywriter. Copywriter và Content luôn bị nhầm lẫn với nhau, tuy có nét tương đồng với nhau về trách nhiệm nhưng thực sự thì đây là hai ngành khác nhau.
Anh/chị đang muốn gia nhập vào cộng đồng Copywriter nhưng chưa hiểu rõ bản chất công việc của một Copywriter. Thì mời anh/chị cùng theo dõi những thông tin mà Bá đã tổng hợp dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
1. Copywriter là gì?
Copywriter – người viết nội dung hay người sáng tạo nội dung – là những người chuyên về viết nội dung trong các lĩnh vực. Trong lĩnh vực marketing, các copywriter có thể dàn trải ở nhiều mảng khác nhau mà không chỉ tập trung vào mảng viết quảng cáo.
Tuy nhiên trên thực tế, các copywriter thường được đồng nhất với creative/advertising copywriter và được biết đến rộng rãi như “người viết quảng cáo”.
- Sự khác biệt giữa Content và Copywriter là gì?
Về mục tiêu, content writer sẽ tạo ra sự quan tâm, dẫn dắt cảm xúc của khách hàng. Trong khi đó, các copywriter chủ yếu viết để quảng cáo thương hiệu một cách nổi bật, rộng rãi một sản phẩm hoặc một thương hiệu với bản sắc riêng trong các chiến dịch marketing trên các phương tiện như: TV, mạng xã hội, radio hoặc email…
Về công việc, cả content lẫn copywriter đều làm việc cho đội ngũ marketing (client hoặc agency). Các content writer thu hút sự quan tâm của khách hàng, trong khi đó các copywriter thúc đẩy hành động một cách nhanh chóng và ngắn gọn.
Về tính chất, content writer tập trung cung cấp các kiến thức, hiểu biết sâu hơn về sản phẩm, trong khi các copywriter hướng đến sự ấn tượng và gọn ghẽ trong từng con chữ. Một sản phẩm viết đánh vào tâm trí độc giả ngay từ những chữ đầu tiên, hình ảnh và cách thiết kế nội dung là của một copywriter.
>>Tìm hiểu thêm: Top những câu nói hay khi bán hàng online tăng tương tác
2. Tầm quan trọng của một Copywriter
Cũng như các content writer, copywriter là một phần không thể thiếu và cùng với các content writer bổ trợ cho hoạt động marketing hiện đại.
Xu hướng phát triển công nghệ ngày nay đã gia tăng vai trò cho các copywriter nói riêng và đội ngũ digital marketing nói chung. Không gì hiệu triệu người xem nhanh chóng và ấn tượng bằng các hình ảnh, slogan của các copywriter. Một doanh nghiệp thức thời sẽ nhanh chóng tập hợp cho mình một đội ngũ marketing với các copywriter xuất sắc, qua đó gia tăng hiệu quả marketing và thúc đẩy doanh số bán hàng. Chính vì vậy nên copywriter đã trở thành một trong những ngành nghề hot nhất thị trường hiện nay.
3. Cơ hội việc làm cho Copywriter
Là một công việc với mức lương hấp dẫn, tính sáng tạo cao, linh động về nơi làm việc và truyền cảm hứng mỗi ngày, số người trở thành copywriter cho agency hoặc freelancer đang ngày một gia tăng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn không có cơ hội.
Với yếu tố sáng tạo được đặt lên hàng đầu thì ngành này cũng có những sự đào thải nhất định. Do đó, thường xuyên “brainstorm” và duy trì sự sáng tạo, độc đáo mỗi ngày sẽ là “tip” hay cho bạn để duy trì phong độ của một copywriter.
Làm việc cho agency hay freelancer không phải là vấn đề quan ngại. Bạn có thể lựa chọn mộ agency marketing nếu muốn trau dồi kỹ năng, tiếp xúc với nhiều vụ việc và mức lương ổn định. Tuy nhiên, bạn có thể trở thành một freelancer nếu bạn đã đủ “vững”, có uy tín nhất định và muốn chủ động, làm việc độc lập.
>>Tham khảo thêm: Thị trường ngách là gì? Cách tìm kiếm thị trường ngách hiệu quả
4. Các bước trở thành một Copywriter
Vì là công việc mang tính chủ động nên không có bất kỳ quy chuẩn nào cho việc trở thành một copywriter như các ngành nghề khác (giáo viên, luật sư, bác sĩ…). Mỗi người đều nên tự xây dựng cho mình một phương pháp thích hợp. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nhanh chóng thành công trên con đường này thì hãy thử hoàn thiện chính mình theo hướng sau:
4.1 Tích lũy kiến thức và kỹ năng
Có một vốn kiến thức rộng và hiểu biết đa lĩnh vực sẽ là lợi thế vô cùng to lớn để bạn trở thành một copywriter đầy sáng tạo. Bên cạnh đó, các kiến thức chuyên môn về ngôn ngữ, truyền thông, kinh doanh cũng là điểm cộng đầy ấn tượng để bạn nhanh chóng thích nghi với lĩnh vực này.
Các kỹ năng của copywriter ngoài nền tảng SEO, công nghệ thông tin, sử dụng các công cụ truyền thông, thiết kế, đồ họa sẽ giúp ích rất nhiều khi muốn truyền tải thông điệp bắt mắt và nổi bật.
4.2 Trải qua đào tạo
Không nhất thiết phải trải qua đào tạo kỹ lưỡng với tấm bằng trên tay, song bạn cần thu thập và phát triển các kiến thức của mình về marketing nói chung và copywriter nói riêng. Biến lĩnh vực mình yêu thích trở thành công việc có chuyên môn cao không chỉ đem lại cho bạn nhiều kiến thức hơn mà còn gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng với trình độ của mình.
4.3 Liên tục tìm kiếm cơ hội trải nghiệm
Trên các nền tảng tìm kiếm hoặc các trang mạng xã hội không thiếu những lời mời gọi các ứng viên copywriter “đầu quân” với những quyền lợi hấp dẫn. Đây cũng là cơ hội để bạn thuần thục hơn trong nghề và “luyện tập” cho não bộ của mình “sáng tạo một cách kỷ luật”.
4.4 Xây dựng kinh nghiệm
Qua những lần trải nghiệm ở các cơ hội việc làm khác nhau, bạn chắc chắn đã có cho mình các kinh nghiệm cần thiết, những bài học hay mẹo hay để phát triển công việc của mình. Những kinh nghiệm từ các chuyên gia, tiền bối hay những lần sai sót, vấp ngã cũng rất cần tiếp thu. Kinh nghiệm sẽ giúp bạn thăng tiến sự nghiệp hoặc thậm chí, rẽ hướng công việc sang một lối khác nếu thấy không thích hợp.
Tuy nhiên cũng đừng lo, vì các hiểu biết về copywriter không bao giờ là thừa. Chúng hoàn toàn có thể giúp bạn trong bất kỳ lĩnh vực nào, nhất là trong thời buổi hiện nay.
Vừa rồi là một số chia sẻ của Bá về copywriter là gì và các bước trở thành một copywriter chuyên nghiệp. Mặc dù không phải là điều đơn giản và đòi hỏi bạn phải nỗ lực rất nhiều để có thể đạt được thành tựu. Tuy nhiên, nếu bạn yêu thích và chịu khó theo đuổi, đây sẽ là một lĩnh vực cực kỳ tiềm năng đấy.
>>Xem thêm: Digital marketing là làm gì? công việc cụ thể của digital marketer