Bounce rate là một trong những chỉ số quan trọng giúp đánh giá hiệu suất của một website. Trong bài viết này, mời các bạn cùng Nguyễn Trung Bá tìm hiểu chi tiết về bounce rate là gì? Tại sao nó lại quan trọng? Các nguyên nhân nào dẫn đến tỷ lệ thoát cao và đâu là những phương pháp giảm bounce rate hiệu quả?
Bounce Rate là gì?
Bounce rate (Tỷ lệ thoát trang) là tỷ lệ phần trăm mà những người dùng truy cập vào một trang trên website nhưng lại không hề thực hiện bất kỳ hành động nào khác như click vào đường link, điền vào biểu mẫu hoặc đơn giản là di chuyển đến trang khác trước khi rời khỏi trang web. Điều này đồng nghĩa với việc là khách hàng chỉ xem một trang duy nhất rồi rời đi và không có bất kỳ tương tác nào tiếp theo.
Công thức tính Bounce rate:
Ví dụ: Nếu có 100 người truy cập vào trang web của bạn và 40 người trong số họ thoát ra mà không thực hiện bất kỳ hành động nào khác, bounce rate sẽ là 40%.
Tầm quan trọng của Bounce Rate đối với SEO?
Bounce rate có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hiệu suất SEO và trải nghiệm người dùng trên website. Một tỷ lệ thoát cao có thể báo hiệu rằng trang web của bạn không đáp ứng kỳ vọng của người dùng, khiến họ rời đi ngay sau khi truy cập. Những lý do tại sao bounce rate quan trọng bao gồm:
Ảnh hưởng đến thứ hạng trang/bài viết trên công cụ tìm kiếm
Thuật toán của Google sử dụng những tín hiệu hành vi người dùng như bounce rate để có thể xác định mức độ phù hợp của một trang web với từ khóa tìm kiếm. Vì vậy, nếu bạn để chỉ số bounce rate trang của mình quá cao, Google có thể đánh giá rằng trang của bạn không cung cấp giá trị cho người dùng và giảm thứ hạng của nó trong kết quả tìm kiếm.
>>>Xem thêm: Tăng traffic cho website là gì? 13 cách tăng traffic cho website mới
Đánh giá sự thân thiện của Website với người dùng
Tỷ lệ thoát còn có thể phản ánh mức độ hấp dẫn của nội dung cũng như sự thân thiện về giao diện của website. Nếu trang web tải chậm hoặc chỉ có những nội dung không liên quan, người dùng đơn giản là sẽ nhanh chóng thoát khỏi trang.
Đo lường chiến dịch tiếp thị
Bên cạnh các chức năng trên, Bá còn thường dùng Bounce rate như một chỉ số hữu ích để có thể đo lường mức độ thành công của các chiến dịch tiếp thị. Bởi nếu người dùng đã truy cập vào trang web từ quảng cáo nhưng lại nhanh chóng rời đi ngay lập tức, đây có thể là dấu hiệu cho thấy trang đích không phù hợp hoặc nội dung không hấp dẫn.
>>>Tìm hiểu thêm: Thống kê Google Analytics 4 | Các chỉ số lưu ý cần quan tâm
5 Nguyên nhân dẫn đến Bounce Rate cao
Có rất nhiều nhiều nguyên nhân khiến bounce rate cao và thường liên quan chủ yếu đến trải nghiệm người dùng hoặc chất lượng nội dung của trang web. Dưới đây, Bá đã tập hợp một số lý do phổ biến nhất:
Nội dung thiếu sự hấp dẫn hoặc không phù hợp
Một thực tế đơn giản là nếu người dùng truy cập vào một trang mà không cảm thấy nội dung không đáp ứng được mong đợi hoặc không những gì nhận được không có giá trị họ sẽ nhanh chóng thoát ra.
Tốc độ tải trang chậm
Tốc độ trang là được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng. Bởi nếu trang web của bạn có tốc độ tải quá lâu, người dùng sẽ không chờ đợi và có khả năng thoát ra.
Thiết kế chưa được tối ưu với thiết bị di động
Dù muốn hay không bạn cũng phải thừa nhận rằng hiện nay phần lớn lưu lượng truy cập đến từ thiết bị di động. Vì vậy, nếu bạn đang có một trang web mà không tối ưu cho điện thoại hoặc tablet, khi gặp khó khăn trong việc điều hướng người dùng sẽ nhanh chóng thoát ra.
Trải nghiệm người dùng kém
Đây là lỗi sai mà rất nhiều người mới làm Marketing mắc phải. Những vấn đề như quá nhiều pop-up dẫn đến gây phiền, điều hướng khó hiểu hoặc giao diện quá phức tạp tưởng chừng như nhỏ lại là điều khiến người dùng rời bỏ trang web.
Không có lời kêu gọi hành động rõ ràng (CTA)
Hãy thử đặt mình vào vị trí người đọc và đánh giá, nếu trang không có sự khuyến khích tiếp tục khám phá thì liệu bạn có tiếp tục xem hay lập tức thoát ra. Câu trả lời của bạn chính là những hành động thực tế mà người dùng sẽ làm khi truy cập vào trang của bạn.
Làm thế nào để có thể giảm Bounce
Để có thể giảm bounce rate, bạn sẽ cần phải có sự kết hợp tốt giữa tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và cải thiện nội dung trang web. Một số phương pháp quan trọng để giảm tỷ lệ thoát trang mà Bá muốn giới thiệu đến bạn trong bài viết này như:
Tối ưu hóa tốc độ tải trang
Tốc độ trang chính là là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Một số phương pháp mà bạn có thể làm để tối ưu hóa tốc độ tải trang như: Giảm kích thước hình ảnh, sử dụng công cụ nén dữ liệu và tối ưu mã nguồn. Một công cụ mà Bá thường dùng trong trường hợp này mà bạn cũng có thể thử chính là Google PageSpeed Insights.
Tăng trải nghiệm người dùng
Như đã đề cập ở trên, để có thể giữ chân người dùng ở lại lâu với website thì trang của bạn cần phải có thiết kế thân thiện với người dùng, khả năng dễ điều hướng để có thể đảm bảo cung cấp trải nghiệm liền mạch.
Bên cạnh đó, với xu hướng lướt tìm thông tin trên thiết bị di động là chủ yếu như hiện nay, việc đảm bảo trang web của bạn phản hồi tốt trên mọi thiết bị di động chính là yếu tố sống còn mà trang của bạn buộc phải có.
Xây dựng nội dung chất lượng, hấp dẫn và giá trị
Hãy đảm bảo rằng nội dung trên trang của bạn cần phải liên quan đến từ khóa mà người dùng muốn tìm kiếm. Câu trả lời cũng cần rõ ràng, chi tiết và đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng.
Và để làm cho nội dung của mình trở nên đa dạng và hấp dẫn hơn để có thể thu hút và tăng tính tương tác, bạn cũng có thể dùng xây dựng những content đa dạng như như video, hình ảnh và đồ họa,…
Tối ưu hóa SEO on-page
Việc tối ưu SEO on-page sẽ tăng cơ hội giúp trang/bài viết của bạn sở hữu thứ hạng cao trên bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm. Vì vậy, bạn cần đảm bảo rằng các từ khóa trong tiêu đề, meta description và nội dung trang đều phù hợp và hấp dẫn. Bên cạnh đó, đừng quên sử dụng những liên kết nội bộ (internal links) để có thể hướng dẫn người dùng khám phá các nội dung liên quan khác trên trang web.
>>>Tham khảo thêm: 10 Bước Toàn diện giúp xây dựng chiến dịch seo lên top
Đảm bảo có lời kêu gọi hành động rõ ràng (CTA)
Bạn cần chắc chắn trang web và bài viết của mình có lời kêu gọi hành động rõ ràng để khuyến khích người dùng thực hiện những hành động tiếp theo như đăng ký, tải xuống tài liệu hoặc xem thêm các bài viết liên quan. Điều này không chỉ làm giúp giảm tỷ lệ thoát mà còn hỗ trợ việc tăng tương tác của người dùng.
Kết luận
Việc hiểu rõ Bounce rate là gì là một kiến thức cực kỳ quan trọng giúp bạn có thể đánh giá trải nghiệm người dùng và hiệu suất SEO của website. Bằng cách áp dụng những phương pháp giảm bounce rate mà Bá đã đề cập ở trên, bạn sẽ có thể cải thiện hiệu suất trang web và tăng cường tỷ lệ chuyển đổi, từ đó thúc đẩy thành công cho doanh nghiệp của mình.