Xây dựng chiến lược Digital Marketing bền vững giúp doanh nghiệp sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn và từ đó thúc đẩy doanh số tốt hơn.
Vậy một chiến dịch digital marketing bền vững cần hội tụ những yếu tố nào? Vì sao doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược digital marketing? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời ngay dưới bài viết sau.
1. Chiến lược Digital Marketing là gì?
Chiến lược Digital marketing là những hoạt động tiếp thị nhằm truyền tải thông tin sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Chiến lược Digital marketing tập trung vào các kênh tiếp thị trực tuyến thông qua mạng lưới Internet, từ đó nâng cao lưu lượng truy cập và tiếp thị hình ảnh nhằm chiếm được niềm tin của khách hàng.
2. Tại sao doanh nghiệp cần ưu tiên việc xây dựng chiến lược Digital Marketing?
Việc chỉ tập trung xây dựng một kênh bán hàng sẽ gặp nhiều vấn đề như, nếu doanh nghiệp chỉ chạy quảng cáo thì CPC (chi phí trung bình cho một lượt click) sẽ thấp ở một khoảng nhất định. Còn đối với tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO) đến một giới hạn nào đó thì lưu lượng truy cập cũng không thể tăng thêm nữa. Vì vậy, nếu chỉ xây dựng chiến lược cho một kênh bán hàng thì tới một khoảng thời gian nào đó nó sẽ khựng lại và không thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn nữa.
Bên cạnh đó, các dữ liệu về thứ hạng từ khóa cao hơn tháng trước hay quảng cáo tiếp cận được nhiều người dùng hơn, có nhiều like hơn thì cũng không có nghĩa doanh nghiệp có thể bán được nhiều sản phẩm hơn. Doanh nghiệp cần có mục tiêu, chiến lược dài hạn và tận dụng triệt để các hình thức digital marketing để phát triển bền vững.
Xây dựng chiến lược Digital marketing là giải pháp tốt nhất để doanh nghiệp thiết lập kế hoạch để hướng đến những mục tiêu cao nhất.
> Xem thêm: Top 8 các hình thức digital marketing phổ biến 2022
3. Các yếu tố quyết định sự thành công của một chiến lược Digital hiệu quả
Ngày nay, có rất nhiều công cụ quảng cáo khác nhau trong chiến lược Marketing. Và tùy theo những yếu tố quan trọng khác nhau để kế hoạch kinh doanh đi được đúng hướng.
Để có được một chiến lược Digital Marketing mang đến sự thành công thì cần có những yếu tố nào. Bá đã trình bày chi tiết các yếu tố đó ngay bên dưới. Mời anh/chị cùng tham khảo.
3.1 Đặt mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn
Việc đặt mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn là điều quan trọng đầu tiên mà doanh nghiệp cần xác định, vạch ra mục tiêu rõ ràng doanh nghiệp sẽ triển khai theo đúng kế hoạch, tránh đi sai hướng, tốn thời gian và không đem lại hiệu quả tốt.
Mục tiêu cho chiến lược digital marketing cần rõ ràng và phù hợp với mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Để xác định mục tiêu đúng đắn, doanh nghiệp có thể áp dụng công thức S.M.A.R.T, cụ thể:
3.1.1 Đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng – Specific
Để xác định mục tiêu specific doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi:
- Doanh nghiệp cần hoàn thành những điều gì?
- Tại sao cần hoàn thành nó (xác định tầm quan trọng của vấn đề đó)?
- Ai là người chịu trách nhiệm cho hạng mục này?
- Hoạt động này sẽ được triển khai ở đâu?
- Những kênh nào, sản phẩm/dịch vụ nào sẽ được đẩy mạnh trong giai đoạn này?
3.1.2 Mục đích và đo lường hiệu quả – Measurable
- Mỗi kênh tiếp thị cần đạt những chỉ số gì (traffic, cpc,…)
- Những chỉ số này mang ý nghĩa gì?
- Chiến dịch này có đang hiệu quả
- Đánh giá KPI dựa trên những chỉ số nào?
3.1.3 Mục tiêu này có tích hợp với năng lực của doanh nghiệp hiện nay không – Achievable
- Nhân viên có thể đạt được mục tiêu này không (KPI có quá xa vời)?
- Tình hình tài chính có đủ để triển khai chiến dịch không?
- Các phòng ban liên quan có “hài lòng” với chiến dịch mục tiêu này không, có cần cải thiện?
3.1.4 Tình hình thực tế của doanh nghiệp có thể triển khai chiến dịch này không – Relevant
- Có nên đánh đổi nhân lực, thời gian, tiền bạc để thực thi mục tiêu này?
- Đây có phải là mục tiêu mà doanh nghiệp cần tại thời điểm này?
- Doanh nghiệp có đang sử dụng đúng nguồn nhân lực?
- Chiến dịch tiếp thị mục tiêu có đang hỗ trợ cho chiến dịch tổng thể?
3.1.5 Thời gian duy trì chiến dịch – Time bound
- Thời gian triển khai chiến dịch cần kéo dài bao lâu mới đạt hiệu quả?
- Khi nào sẽ triển khai?
- Kết thúc lúc nào?
- Doanh nghiệp sẽ đánh giá hiệu quả khi nào (sau 3 tuần, 1 tháng hay 3 tháng)?
>> Xem thêm: Top 3 xu hướng digital marketing trong năm 2022
3.2 Xây dựng chiến lược Digital Marketing đa kênh
Lưu ý chiến lược Digital marketing bền vững không có nghĩa là xây dựng càng nhiều kênh truyền thông thì càng hiệu quả. Việc tạo nhiều kênh tiếp thị nhưng không tập trung xây dựng nội dung, tăng cường tiếp cận khách hàng thì chỉ khiến doanh nghiệp mất thời gian và tiền bạc. Mỗi một kênh truyền thông sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau và đối tượng khách hàng sử dụng nền tảng đó cũng không giống nhau, doanh nghiệp cần khéo léo để các kênh bổ sung cho nhau để đạt được hiệu quả cao nhất.
Lựa chọn kênh truyền thông dựa vào sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, tình hình tài chính cũng như xu hướng hiện tại. Ví dụ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, spa cần xây dựng chiến lược dựa theo hành trình, nhu cầu của khách hàng, họ quan tâm đến vấn đề, kiến thức gì, giá thành, đặc biệt doanh nghiệp phải xây dựng sự uy tín để tạo niềm tin (cần tiếp thị, đeo bám khách hàng lâu dài).
Lưu ý rằng việc chỉ chạy quảng cáo Facebook, Website không phải lúc nào cũng hiệu quả, doanh nghiệp bắt buộc phải kết hợp với SEO và Content marketing.
Kết hợp các kênh truyền thông một cách chặt chẽ doanh nghiệp sẽ xây dựng được chiến lược marketing bền vững. Cần định dạng các chỉ số theo mẫu báo cáo cụ thể để nắm rõ hiệu suất cũng như tạo ra những phương thức hiệu quả, từ đây chiến dịch sẽ nhất quán và dễ dàng vạch ra sơ đồ tiếp thị cho các kênh truyền thông.
3.3 Chiến dịch có tạo được sự ảnh hưởng
Chiến lược digital marketing có tạo được tầm ảnh hưởng, tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp không, hãy trả lời các câu hỏi:
- Chiến dịch có đang tạo ra doanh thu?
- Chiến dịch đang chiếm được bao nhiêu phần trăm thị trường hay thương hiệu có được lan tỏa nhiều hơn không?
- Chiến lược này có tác dụng dài hạn không?
3.4 Chiến dịch có thể giúp doanh nghiệp phát triển bền vững không?
Chiến dịch tiếp thị là kế hoạch tổng thể thế nhưng doanh nghiệp luôn cần xây dựng cả kế hoạch B, theo thời gian chiến dịch sẽ có những yếu tố khiến doanh nghiệp bị lệch hướng như sứ mệnh có thể bị thay đổi do nhu cầu của thị trường, những biến động bất ngờ mà doanh nghiệp không thể dự đoán trước được như nhân sự thay đổi, mong muốn của khách hàng, nền tảng truyền thông,… Những lúc như thế này doanh nghiệp cần đánh giá lại chiến dịch, thay đổi để cải thiện tránh duy trì mãi một chiến dịch gây ra khủng hoảng, thua lỗ.
Ví dụ: doanh nghiệp đang xây dựng chiến lược nuôi dưỡng khách hàng để tạo uy tín, niềm tin, bằng cách tạo cộng đồng yêu thích lĩnh vực liên quan đến sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng Facebook, tuy nhiên vì một số lý do khách quan, Facebook bị cấm ở Việt Nam chiến dịch đang triển khai bắt buộc phải dừng giữa chừng. Doanh nghiệp phải đánh giá lại chiến lược và tìm ra phương pháp giải quyết ngay có thể xây dựng cộng đồng trên nền tảng mạng xã hội khác hoặc tiếp cận khách hàng bằng cách khác.
3.5 Kiểm soát hiệu suất chiến dịch thông qua các chỉ số
Xây dựng chiến dịch Digital marketing doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá hiệu suất thông qua các chỉ số tổng hợp từ các dữ liệu, báo cáo từ các nhà cung cấp như Facebook, Google, Instagram, TikTok,… Để đánh giá chiến dịch digital marketing doanh nghiệp cần có bảng KPI về các chỉ số để đánh giá hiệu quả của từng kênh.
Ví dụ: doanh nghiệp ra mắt một sản phẩm mới với mục đích là lan tỏa nhận diện sản phẩm mới tại các thành phố lớn (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng). Doanh nghiệp sẽ thiết lập KPI chỉ số cho từng kênh truyền thông trong vòng 1 tháng, Facebook có thêm 100000 lượt tương tác, Website có thêm 6000 lưu lượng truy cập tự nhiên, Youtube có thêm 50000 CPM (giá mỗi 1000 lần hiển thị). Lưu ý doanh nghiệp nên đặt KPI dựa trên năng lực, khả năng của từng cá nhân.
Mỗi một chiến lược digital marketing sẽ có đặc điểm riêng để tương thích với sứ mệnh kinh doanh của từng doanh nghiệp. Chính vì thế, để xây dựng chiến lược tổng quát và phù hợp với tất cả doanh nghiệp là bất khả thi. Người làm tiếp thị cần nhớ rằng, mục tiêu của chiến lược tiếp thị là vạch ra những hoạt động cần thực hiện và triẻn khai nó như thế nào để tiếp cận được nhiều khách hàng nhất. Điều quan trọng nhất trong một chiến dịch chính là hoàn thành được tất cả mục tiêu đề ra trong khoảng thời gian nhất định. Tạo nhiều nội dung giá trị, công khai thông tin sản phẩm, dịch vụ rõ ràng, cụ thể để tạo dựng niềm tin, lan tỏa thương hiệu đến khách hàng tiềm năng, thuyết phục họ mua hàng và tạo những trải nghiệm khi sử dụng dịch vụ/ sản phẩm cho khách hàng một cách tích cực nhất.
Sau khi xây dựng được chiến lược digital marketing doanh nghiệp cần bám sát vào kế hoạch và đánh giá hiệu suất trong từng giai đoạn. Tham khảo công thức trên để xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược phù hợp và hiệu quả nhé!
Xem thêm: Khóa học Digital Marketing online tại TPHCM đúc kết 05 năm
Xem thêm: Dịch vụ Digital marketing online tổng thể, đa nền tảng